Trong bài viết này là những thói quen sử dụng điện thoại không tốt, qua đó bạn đọc có thể rút ra được những kinh nghiệm khi sử dụng điện thoại của mình.
Smartphone đang ngày càng phổ biến và trở thành quan trọng hơn trong cuộc sống của con người. Đâu đâu cũng thấy smartphone: người già, trẻ nhỏ, công chức, sinh viên,... Hầu như ở các đô thị, smartphone là “điều kiện cần và đủ” để gia nhập vào cuộc sống tấp nập, hối hả nơi đây.
Tuy nhiên, trong khi hàng ngày sử dụng thiết bị thông minh rất tiện ích này, chúng ta vẫn có những thói quen xấu, không chỉ xấu cho thiết bị, mà còn ảnh hưởng cả đến sức khỏe của bản thân.
Bài viết này sẽ điểm qua những thói quen sử dụng điện thoại không tốt, qua đó bạn đọc có thể rút ra được những kinh nghiệm khi sử dụng điện thoại của mình.
Sai lầm 1: Sạc điện thoại qua đêm
Vấn đề này e rằng bất cứ ai dùng smartphone đều mắc phải, đặc biệt là nếu bạn sử dụng những smartphone mạnh mẽ, cao cấp với hiệu năng xử lí mạnh.
Với công nghệ chip xử lí “tiến hóa” quá nhanh, vượt xa công nghệ làm pin, thời lượng pin của smartphone ngày nay thường chỉ loanh quanh trong 1 ngày, nếu như sử dụng đầy đủ tính năng. Sau 1 ngày hoạt động miệt mài, đến buổi đêm, điện thoại của chúng ta thường “pip pip” đòi “ăn”. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sai lầm thứ nhất này.
Có rất nhiều người cho rằng pin của những thiết bị mới có mạch ngắt nguồn nên không cho dòng điện vào pin khi pin đã đầy. Đó là một suy nghĩ đúng, nhưng không phải chính xác. Việc làm này làm pin nhanh chai do khi bị sạc trong thời gian dài, nhiệt độ pin sẽ cao lên, các điện tử hoạt động nhiều và dần mất “hoạt tính”, lâu dần sẽ làm chai, giảm thời lượng. Nhiệt độ cao cũng dễ làm pin bị phồng rộp.
Tốt nhất, ngay khi về đến nhà, bạn hãy sạc điện thoại, trước khi đi ngủ thì rút sạc. Còn nếu bắt buộc phải sạc qua đêm, hãy đảm bảo tắt máy trước khi sạc. Điều đó sẽ hạn chế phần nào việc tăng nhiệt độ khi sạc pin.
Sai lầm 2: Để điện thoại thường xuyên ở túi áo, quần
Rất nhiều nghiên cứu khoa học, cũng như rất nhiều tin đồn lan truyền trên các trang mạng cho rằng việc để điện thoại ở các vị trí này sẽ làm hại đến các bộ phận “nhạy cảm” (đặc biệt là nam giới). Có điều này là vì điện thoại, đặc biệt là khi nhận cuộc gọi/tin nhắn, là một nguồn phát/thu nhận sóng điện từ mạnh, và sẽ có tác động đến các tế bào, bộ phận trong cơ thể người.
Tốt nhất, nếu có thể nên đặt điện thoại trong cặp xách (khi đi đường), hoặc đặt ở trên bàn (nếu ở văn phòng). Hoặc một giải pháp thuận tiên hơn, đó là bạn có thể sử dụng một chiếc bao da đeo thắt lưng, mặc dù điều này so với việc để trong túi quần cũng… không khác nhau là mấy.
Sai lầm 3: Rút nóng cáp usb khi đang kết nối với PC
Do cơ chế Safely Remove của Windows hơi “củ chuối”, nên nhiều khi mọi người bỏ qua thao tác này. Điều này dẫn đến việc tuổi thọ của thẻ SD vốn đã thấp lại càng dễ bị shock và hỏng nhanh hơn.
Sai lầm 4: Lười vệ sinh điện thoại
Như ta đều biết, điện thoại ngày nay được sử dụng với cường độ cao, do đó dễ gây ra nhiều vết bẩn, xước, dính nhiều thứ bụi bẩn, mồ hôi,... Theo như một nghiên cứu, bàn phím (hoặc màn hình điện thoại ít được lau chùi), có độ bẩn không thua kém gì … bồn cầu.
Chúng ta nên thỉnh thoảng vệ sinh lại chiếc điện thoại yêu quí của mình, đừng để đến khi “sự đã rồi”, mắc bệnh gì đó hoặc các phím bị kẹt vì bụi bẩn mới chịu “ra tay” thì đã muộn.
Sai lầm 5: Thiết lập độ sáng màn hình cao
Độ sáng màn hình điện thoại ngày nay được cố gắng nâng lên cao, vì chúng ta ngày càng sử dụng ngoài trời nhiều hơn, cần một độ sáng cao để hình ảnh được rõ ngoài trời nắng.
Thế nhưng, độ sáng cao lại là nguyên nhân gây mỏi mắt chính cho người dùng điện thoại. Vì vậy, khi trời tối, hoặc khi ở trong nhà, tốt nhất ta nên thiết lập lại độ sáng, có lẽ không nên quá 50%. Ánh sáng này làm dịu mắt hơn, đặc biệt với những người có tật về mắt như cận thị chẳng hạn.
Sai lầm 6: Cố gắng sử dụng điện thoại khi sắp hết pin
Xin khẳng định với bạn một điều, đây là cách dễ dàng nhất để làm hại đến bộ não của chúng ta bằng điện thoại di động.
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi điện thoại chỉ còn 1 vạch (khoảng dưới 20% pin), sóng điện từ phát ra từ điện thoại mạnh hơn gấp 1000 lần so với khi pin đầy. Với cường độ này, chỉ cần gọi trong 10 phút (nếu điện thoại còn chưa hết pin), người dùng sẽ gặp ngay các hiện tượng cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, choáng váng.
Tốt nhất, hãy sạc điện thoại của bạn trước khi thực hiện cuộc gọi, hoặc sử dụng tai nghe nối dài.
Sai lầm 7: Đưa điện thoại lên tai khi phía bị gọi chưa đổ chuông
Đây là một trong những lúc điện thoại phát sóng mạnh nhất để "truy tìm" người gọi ở đầu dây kia. Tác hại tương tự như ở trường hợp trên.
Theo Người Đưa Tin
Bình luận
hay
"Sai lầm 6: Cố gắng sử dụng điện thoại khi sắp hết pin"
Chính xác quá! hồi mới đầu dùng tablet ham vọc. Pin cứ còn khoảng trên dưới 20% là thấy chóng mặt, nhức đầu và mắt mỏi chịu khg nổi.
Sai lầm 8: nghe điện thoại giữa đường hoặc nơi đông người
Sai lầm 1: Sạc điện thoại qua đêm
chả ảnh hưởng gì đến pin, pin sạc đến 100% đã tự ngắt không sạc nữa. Pin lúc mới sạc là nóng nhất, sau đó giảm dần nhiệt độ đến 100% pin chỉ khoảng 40 độ, ngắt rồi pin hầu như không nóng chả hại gì đến pin. Bạn nào nói sạc qua đêm ảnh hưởng đến pin là không biết gì về công nghệ
Một số BB dòng cao 9900 thì phải sạc qua đêm die đây là lỗi của máy chả liên quan gì đên sạc qua đêm của các thiết bị khác
Sai lầm 5: Thiết lập độ sáng màn hình cao
SP bây giờ hầu như 100% có cảm biến tự động điều chỉnh độ sáng màn hình theo môi trường.
Sai lầm 4: Lười vệ sinh điện thoại.
hầu hết SP có cảm ứng đều có kính cường lực hầu như không thấm nước có thể rửa mặt kính trực tiếp với nước chả cần thấm bông hay dùng khăn gì cả. Chỉ có loại điện thoại bàn phím mới phải làm theo cách trên.
Có vẻ bạn viết theo ý cá nhân,
Sai lầm 5: mình thấy ý này đúng với các dòng bình dân, công nghệ cảm ứng ánh sáng chỉ có dòng cao cấp mới có qua cảm biến này thiết bị mới tự hiệu chỉnh độ sáng đc
Sai lầm 1: Về vấn đề sạc pin qua đêm là rất rủi ro nhưng do điều kiện mà chúng ta đành chấp nhận,vì lúc ngủ nếu có sự cố xãy ra thì chúng ta xoay sở không tốt.dù điện thoại bạn xịn cỡ nào thì nhà sản xuất chỉ dùng công nghệ mới và linh kiện tốt để giảm thiếu rủi ro chứ không phải là chắc chắn.
Sai lầm 4: thêm 1 ý chống nước nữa nha bạn kính cường lực với nước chả liên quan gì đâu nước có thể ẩn vào cách khe trên máy và khi máy hoạt động toả nhiệt thì nước sẽ dễ bay vào trong máy làm hỏng máy vệ sinh bằng nước không sạch như với dung môi nhẹ(loại nào thì bạn nên tham khảo theo từng model)
Chính xác 100%
Dinh kim Thạch phân tích rất chính xác 100%,có độ hiểu biết về công nghệ rất cao,tôi tán đồng với ý kiến bạn là đúng,ông.nội kia sai rồi và chỉ hiểu biết chút ít về cái máy của y thôi.
bài ý nghĩa
chính xác chingsu fụt
bài viết hay có ý nghĩa.
Sai lầm
1. Các loại pin mới đều có công nghệ tự ngắt khi đã đầy, sạc 100 năm cũng đéo việc gì cả, chỉ hư cái máy, banh cục sạc thôi
6. Ngu ko thể tả, IC công suất của bất kì tbi điện tử nào cũng có ngưỡng công suất nhất định, cao gấp 1000 lần ??? Thế thì cục IC nó to bằng cái mả ông nội nhà mày ah???, đào mả bố mày lên lấy năng lượng để nâng c.suất lên 1000 lần ah, chỉ những đứa mù công nghệ mới tin vào "1 nghiên cứu" đéo có trích dẫn, ko có cơ sở và đc hình thành từ trí tưởng tượng của những thành phần ngu dốt hoặc cố tình ngu dốt để xạo l... gây hoang mang dư luận