Siêu máy tính Catalyst đang triển khai tại Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence Livermore ở Livermore, California do Bộ Năng lượng Mỹ, Cray và Intel hợp tác có hiệu suất đến 150 teraflops sẽ đi vào hoạt động vào cuối tháng này.
Catalyst sử dụng ổ SSD như là một sự thay thế cho DRAM và đĩa cứng nhằm tăng tốc độ truyền dữ liệu bên trong. Tổng dung lượng của Catalyst là 281 TB, cung cấp một cụm máy tính khổng lồ với 324 máy tính từ LLNL. Mỗi máy tính trang bị 2 CPU Xenon E5-2695v2 với 12 lõi xử lí, nghĩa là Catalyst có tổng cộng 7776 lõi xử lí. Mỗi maý tính cũng trang bị 128 GB bộ nhớ DRAM, trong đó 304 máy tính trang bị ổ SSD dung lượng 800 GB. Ngoài ra, có 12 máy tính trang bị ổ SSD dung lượng 3,2 TB.
Siêu máy tính Catalyst được phát triển với hệ thống tập tin Luster giúp tránh sự tắc nghẽn và cải thiện việc phân tán các thông tin tính toán. Mặc dù không phải là siêu máy tính nhanh nhất thế giới là Tianhe-2 có hiệu suất tính toán cao nhất là 54,6 petaflops, nhưng việc sử dụng ổ SSD như là một sự thay thế cho DRAM và ổ HDD truyền thống là điều đáng chú ý trên Catalyst nhằm giảm các sự cố thắt cổ chai.
Tốc độ truyền tải của siêu máy tính này là 512 GB/s, tương đương với siêu máy tính Sequoia nhanh thứ 3 trên thế giới có hiệu suất cao nhất là 20 petaflops. Dòng SSD sử dụng trong hệ thống là 910 của Intel, cung cấp dung lượng lưu trữ 800 GB và được cắm vào khe PCI-Express 2.0, khe cắm được sử dụng cho card đồ họa và thiết bị ngoại vi băng thông cao khác.
Hiện nay ổ SSD đang ngày càng được sử dụng phổ biến để thay thế đĩa cứng trong các máy chủ nhằm cải thiện tốc độ truy cập dữ liệu. SSD cũng được sử dụng trong một số máy chủ đóng vai trò bộ nhớ đệm, hoặc lưu trữ nội dung tức thì, nơi dữ liệu được lưu trữ tạm để xử lí nhanh hơn. Chẳng hạn như Facebook đã thay thế DRAM bằng ổ SSD trong máy chủ McDipper của hãng.
Theo PCWorld
Bình luận