Liên quan đến vụ NSA theo dõi người dùng, đã có thêm slide mới được Edward Snowden tung ra, lần này là tiết lộ mới liên quan đến việc dùng mã độc để tấn công 50.000 mạng máy tính trên khắp thế giới, theo truyền thông Hà Lan công bố.
Theo đó, slide đã được một tờ báo tiếng tăm tại Hà Lan có tên NRC công bố, trong đó nhấn mạnh rằng hơn 50.000 mạng máy tính trên thế giới bị Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA thao túng bằng mã độc và phần mềm độc hại.
Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA đã tung mã độc làm lây nhiễm hơn 50.000 hệ thống mạng máy tính trên toàn thế giới nhằm đánh cắp các dữ liệu nhạy cảm.
Tài liệu này được cung cấp bởi cựu nhân viên NSA Edward Snowden.
NSA từ chối bình luận với lí do có thể làm hại tới an ninh quốc gia.
Thông tin được dịch từ tờ báo Hà Lan NRC.
Theo mô tả của NRC, gọi là CNE, các mã độc này sẽ "cho phép hành động và thu thập các thông tin tình báo thông qua việc khai thác mạng máy tính và đột nhập dữ liệu của mục tiêu đối phương". Sau khi mạng máy tính bị nhiễm mã độc, NSA có thể dễ dàng điều khiển toàn bộ mạng máy tính từ xa một cách dễ dàng và lấy dữ liệu nhanh chóng. Những trường hợp chưa cần thiết, các mã độc này có thể "nằm yên" chờ thời cơ, NRC cho biết thêm.
Bên cạnh đó, một mô tả khác được gọi là GNE bao gồm CNA (Tấn công mạng máy tính) "cho phép làm gián đoạn, từ chối, làm suy giảm hoặc phá hủy các thông tin từ máy tính và mạng máy tính đối phương" và CND (Phòng vệ mạng máy tính) "cho phép bảo vệ, giám sát, phân tích, phát hiện và đối phó với các cuộc tấn công mạng như xâm nhập, gián đoạn hoặc hành động trái phép khác", NRC nhấn mạnh.
Trước đó, vào 29/8 vừa qua, một báo cáo từ Washington Post liên quan đến một đơn vị hacker tuyệt mật (hacking unit) của NSA mang tên Phòng Chiến dịch xâm nhập thích ứng (TAO-Tailored Access Operations). Đây là đội quân chuyên thu thập thông tin tình báo về các mục tiêu nước ngoài bằng cách xâm nhập vào máy tính mục tiêu và ăn cắp dữ liệu, giám sát thông tin liên lạc,... NRC cho biết có thể đội quân này là tác giả gây ra các vụ tấn công gián điệp và theo dõi người dùng.
Bên cạnh đó, NRC cũng dẫn nguồn ví dụ về tình báo GHCQ của Anh đã sử dụng các trang LinkedIn giả mạo để cài đặt phần mềm độc hại nhằm tấn công và theo dõi hệ thống máy tính của viễn thông Bỉ và cho rằng NSA có thể cũng đã từng áp dụng chiến lược tương tự.
Với thông tin này, các mạng máy tính lớn đang tỏ ra lo ngại rằng không biết mình có bị theo dõi và bị đánh cắp dữ liệu hay không.
Theo ZDNet
Bình luận