Cả năm 2013 là một sự mất mặt cho toàn ngành công nghiệp thông tin và cỗ máy đầu tàu, Thung lũng Silicon khi không có nhiều tiến bộ đáng kể. Cải tiến đã bị thay thế bởi tài chính, thâu tóm cộng sáp nhập, và tránh né luật lệ. Không một sản phẩm đột phá nào xuất hiện.
Điện thoại di động trì trệ
2013 là năm điện thoại smartphone trở thành hàng tiêu dùng thông thường giống như các máy tính PC bị nó hất đổ. Ngay cả hàng cao cấp, các điện thoại mới nhất của Apple và Samsung cũng không tiến được xa hơn so với các anh chị đi trước. Cố gắng tốt nhất của Apple là các hiệu ứng 3D trong iPhone 5S khiến người dùng phát ốm, và một máy quét vân tay cho vấn đề không phải là quá gấp gáp. Hệ điều hành iOS7 mới của Apple dùng giống như sản phẩm của Microsoft, làm các máy iPhone cũ không chạy nổi và bị người dùng cáo buộc là thiết kế để lỗi thời nhanh chóng.
Samsung đóng góp sản phẩm mới nhất cho dòng Android là thế hệ Galaxy S, chất lượng kĩ thuật tốt nhưng thiết kế “rẻ tiền và xấu”. Những đặc điểm mới như kiểm soát cử chỉ không cần chạm, tắt một phát bằng “easy mode”, nhưng giao diện dễ bị nhấp nháy bất chấp phần cứng mạnh.
Trong khi đó, "siêu điện thoại" bí ẩn của Google hóa ra là Moto X, một chiếc Android khá tốt nhưng khó có thể gọi là đột phá.
Điều tốt đẹp duy nhất từ các mặt hàng đó là nó khiến smartphone rẻ hơn bao giờ hết. Sang 2014 Trung Quốc sẽ bán với giá 20 USD. Giá cho máy tính bảng giống như ti vi chất lượng cao đều giảm cùng chiều.
Thất vọng với hàng đeo tay
Thiết kế dở ẹc của kính đeo Google Glass khiến người dùng tự hỏi họ có nên phát ngượng khi đeo nó ra đường không. Với người đối diện, nó không khác một cái camera gắn trên đầu, chỉ thiếu mỗi mấy cái đèn nhấp nháy để anh biết là mình đang bị quay thôi. Thực tế mà nói, Glass là một công nghệ đang tìm kiếm ứng dụng.
Đồng hồ thông minh cũng dễ dàng là niềm thất vọng lớn nhất của năm. Dù tất cả các nhà sản xuất đang đua nhau phát triển, giới hạn về pin và màn hình hiển thị vẫn khiến người thiết kế bóp trán. Chưa có mẫu nào khiến người ta coi là thích hợp cho sản xuất mở rộng, dù là của Sony hay Samsung.
Những người khổng lồ già cỗi vẫn tiếp tục co lại
Microsoft mất gần 1 tỉ USD cho máy tính bảng Surface RT vốn định là thiết bị sẽ đè đầu cưỡi cổ iPad và máy tính bàn.
Viễn cảnh của Intel cũng không tốt hơn, không phải vì họ ngừng cải tiến, mà vì người dùng không cần nhiều bộ vi xử lí đến thế, và các mẫu họ bán được ngày càng ít lãi hơn.
Blackberry từng được các nhà đầu tư kì vọng sẽ nhảy vào thị trường doanh nghiệp nhỏ với các giá trị tiềm năng, đã thất bại gần như toàn cuộc. Và mặc dù Hewlett Packard đã xếp các hoạt động sáp nhập và thay đổi lãnh đạo như chong chóng lại sau lưng, anh chỉ có thể khen là họ thu xếp sự suy đồi của mình một cách yên ắng.
Thâu tóm và sáp nhập thay thế cho cải tiến
Microsoft mua phần sản xuất thiết bị của Nokia là chuyện tưởng như đáng kinh ngạc mấy năm trước. Giờ nó chỉ thêm mấy chữ "cũng hoạt động trong ngành" vào mô tả công ty, khi Microsoft lảo đảo tiến vào một tương lai không chắc chắn.
Phần lớn tin về Apple là các kĩ thuật trốn thuế cũng như việc không đưa ra sản phẩm đúng hạn. Họ vẫn không sản xuất được phablet, dù là các hãng khác đã thành công rất lớn với mặt hàng này.
Google chấm dứt chính sách “20% thời gian” rất nổi tiếng của mình mặc dù ngoài miệng nói là không. Chính sách đó cho phép kĩ sư công nghệ dùng một phần thời gian công ty vào dự án cá nhân, nên việc chấm dứt này khiến nhân viên tranh cãi liệu tập đoàn còn thân thiện với cải tiến từ cấp dưới đưa lên không.
Sự kiêu ngạo không ngừng của giai cấp thống trị công nghệ
Các nhà kinh tế vạch ra cách mạng internet đã dẫn tới việc làm nghèo đi phần lớn người Mỹ trong 20 năm qua. Dù không còn nhiều hoạt động sản xuất trong các nước giàu để mà tự động hóa, các quầy phục vụ tự động có thể giảm việc làm trong ngành dịch vụ.
Một tay doanh nhân đã tuyên bố Thung lũng Silicon nên là một bang riêng của Hoa Kì. Một số thậm chí còn nói rõ mục tiêu của họ là loại bỏ công nhân và chế độ bảo hộ lao động. Tổng giám đốc điều hành của Uber đã làm khách hàng tức điên khi nói rằng việc tăng giá cắt cổ chỉ là cách để đảm bảo nguồn cung trong giờ cao điểm.
Trong lúc đó các hãng công nghệ Mỹ đang chuyển tới Ireland để tránh quy định kiểm soát, còn những công ty ở lại như Uber và AirBnB thể hiện rõ hình thái kinh doanh của họ dựa vào tránh né quy định của nhà nước.
Truyền thông xã hội trở nên lãi to, nếu không nói là bắt buộc
Chúng ta đang ngày càng chán ngấy truyền thông xã hội. Twitter đầy dẫy những thông điệp trả lời tự động của máy móc. Thông điệp của Facebook thì muốn quyết định bạn sẽ xem bài nào.
Facebook cuối cùng cũng trả lời được bài toán tìm kiếm doanh thu và tăng được giá cổ phiếu trở lại mức lên sàn 2012. Tiếc thay một giải pháp của họ là quảng cáo video gây bức bối. Việc lên sàn của cổ phiếu Twitter cho thấy công ty cũng sẽ theo dấu chân Facebook, với mức quảng cáo nặng hơn để xứng với mức giá lên sàn cao chót vót.
Cơn khát tin của truyền thông dẫn tới những sự lên ngôi khó tin
Giá trị của bitcoin đã tăng ít nhất là 10 lần trong 2013 nhờ có đầu tư lớn, được trợ giúp của giới truyền thông khi tuyên truyền về nó. Quản lí “dữ liệu lớn” trở thành kế hoạch phát triển của các công ty như IBM dù rằng số dữ liệu họ quản lí còn lâu mới tới được mức “lớn”.
Amazon thắng đậm chiến dịch PR nhờ tuyên bố “bất ngờ” về chương trình máy bay drone chuyển hàng ngay trước ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất trong năm. Đối thủ cạnh tranh của Amazon là FedEx cũng như bất cứ ai hiểu về máy bay không người lái tí hon đều kết tội chương trình là chiêu trò quảng cáo.
Tiết lộ NSA nghe lén đã làm giá lạnh chuyển đổi công nghệ trong những năm tới
Với ngày càng nhiều tiết lộ về các tài liệu Edward Snowden lấy từ Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kì NSA, các nhà quan sát phải lạnh hết mình mẩy với tầm cỡ và sự liều lĩnh của chương trình do thám nội địa cũng như trên internet. Hậu quả với ngành công nghiệp thông tin chỉ mới bắt đầu: Giờ đây các công ty Mỹ phải chứng minh là hoạt động chuyển sang dịch vụ đám mây không đặt bí mật của khách hàng vào tay cơ quan tình báo Hoa Kì theo ngầm định. Dịch vụ đám mây cần phải gửi dữ liệu qua các trạm truyền thông mà NSA có thể tiếp cận.
Và lập tức đã có ảnh hưởng tới kinh doanh. Tập đoàn Cisco đổ tội kinh doanh kém vì các hợp đồng ở Nga và Brazil đã thất bại do vụ NSA. Họ cũng cảnh báo điều này sẽ ảnh hưởng tới nhiều hãng khác ở Hoa Kì và đe dọa tới tương lai của internet gắn trên đồ vật.
Theo Gafin
Bình luận