Theo phán quyết của Tòa án Mỹ, hàng chục hãng sản xuất DRAM trong đó có Samsung, Toshiba, Hynix và Hitachi, buộc phải trả lại tiền chênh lệch cho cá nhân và doanh nghiệp đã mua loại linh kiện này trong khoảng thời gian từ năm 1998 – 2002.

Cụ thể, các hãng sản xuất DRAM trên phải chi tổng cộng 310 triệu USD để dàn xếp vụ kiện tập thể, trong đó sẽ có khoảng 200 triệu USD là trả trực tiếp cho những người đã mua linh kiện này. Những cá nhân và tổ chức “bị hại” sẽ tự khai báo theo form có sẵn và quy trình thẩm định hoặc kiểm tra hóa đơn, chứng từ sẽ được thực hiện sau.

Bất cứ người dùng nào tại Mỹ mua DRAM trong giai đoạn từ 1/1/1998 tới 31/12/2002 đều có thể đưa ra yêu cầu bồi thường trên nếu họ đã mua những thiết bị điện tử có chứa linh kiện này bên trong. Những thiết bị đó có thể bao gồm máy tính, máy chơi game, máy nghe nhạc MP, máy in, thiết bị PDA, card đồ họa, DVR, đầu DVD và máy chủ. Trường hợp mua DRAM trực tiếp từ nhà sản xuất sẽ không được tính.

Tính trung bình, mỗi người sẽ được bồi thường 10 USD, còn nếu đã mua với số lượng lớn thì sẽ được bồi thường nhiều hơn – có thể lên tới 1000 USD. Tuy nhiên, số tiền bồi thường này lại tùy thuộc vào việc có nhiều người hay ít người đưa ra yêu cầu bồi thường.

Nếu có chưa tới 2,5 triệu đơn yêu cầu bồi thường thì những người “bị hại” sẽ nhận được ít nhất 10 USD. Còn nếu có hơn 5 triệu đơn yêu cầu bồi thường thì những “nguyên đơn” sẽ chẳng nhận được một đồng nào. Thay vào đó, các hãng sản xuất DRAM trên sẽ chuyển số tiền 40 triệu USD cho những tổ chức phi lợi nhuận được tòa chấp nhận. Thời hạn cuối cùng để nộp yêu cầu bồi thường là 1/8/2014.

Theo Xã Hội Thông Tin




Bình luận

  • TTCN (2)
Hải Nam  30903

Mua RAM cách đây hơn chục năm thì chắc chỉ có các công ty còn giữ giấy tờ, chứ người dùng bình thường đã quăng hết đi rồi Smile

Lê Minh Trí  262

1/8/1024???