Olympus được xem là hãng đứng thứ 3 trong "The Big Fives". Khởi đầu , Olympus là hãng chuyên sản xuất các thiết bị quang học như Nikon. Olympus nổi tiếng thế giới về các thiết bị y khoa, kính hiển vi điện tử...
3. Olympus/Panasonic/Leica
Ở Việt Nam, máy ảnh hiệu Olympus rât được người dùng lớn tuổi ưa chuộng, do họ vốn biết tiếng Olympus trong các lãnh vực khác. Trong lãnh vực thiết bị nhiếp ảnh, hệ thống Olympus được đánh giá cao nhất ở khả năng chụp macro : các ống kính Olympus có chất lượng quang học rất tốt, các phụ kiện để chụp macro của Olympus gần như không có hãng nào qua mặt được. Ngay khi bước sang lãnh vực kỹ thuật số, các máy DSLR của Olympus được tích hợp hệ thống Live View rất sớm. Với Live View , việc chụp Macro trở nên hết sức dễ dàng và chính xác. Bên cạnh những ưu điểm kể trên, hệ thống DSLR của Olympus cũng có khá nhiều hạn chế: hệ số nhân tiêu cự lớn ( 2x) , bộ cảm biến ảnh khá nhỏ dẫn đến ảnh bị noise nhiều , hạn chế trong việc sử dụng ống kính góc rộng, khung ngắm nhỏ và tối... Ngoài ra, Olympus cũng chưa có nhiều lựa chọn cho người dùng chuyên nghiệp ( dòng máy E-1 đã quá lỗi thời) và giá thành của ống kính cũng như các phụ kiện là khá cao.
Panasonic là một trong những hãng điện tử hàng đâu thế giới. Bắt đầu tham gia hệ thống 4/3 cùng Olympus từ năm 2004, đến nay, Panasonic mới chỉ có 1 thân máy DSLR duy nhất là DMC L1. L1 , do sử dụng chung mount 4/3 nên dùng được các ống kính Zuiko digital của Olympus, và đặc biệt, ống kính kit của L1 là ống Leica 14-50 mm F2.8-F3.5 O.I.S được đánh giá rất cao. Ngoài ra, thân máy L1 tuy được sản xuất dựa trên thân máy E-330 của Olympus, nhưng được thiết kế lại để việc sử dụng được dễ dàng và thuận tiện hơn. Nhược đểm của Panasonic L1 là ngoài các nhược điểm của Olympus , thân máy L1 còn có giá khá cao.
Leica, hãng máy ảnh và ống kính lừng danh thế giới, nhưng trong mặt trận kỹ thuật số , Leica chưa bao giờ thể hiện được đúng vị trí của mình. Hầu hết các máy ảnh kỹ thuật số hiệu Leica đều là các đời của Panasonic ( ngoại trừ M8, module digital R...) . Leica lấy máy của Panasonic về, tinh chỉnh lại theo tiêu chuẩn riêng của mình rồi thay đổi hiệu từ Panasonic sang Leica. Tiêu biểu là Leica Digilux 3 chính là Panasonic L1. Hiện nay, Leica đang tiến hành nghiên cứu sản xuất thêm ống kính cho hệ thống 4/3. Đây là tin vui chung cho tất cả người dùng hệ thống 4/3, dù giá cả chắc chắn sẽ không mềm tí nào.
4. Konica Minolta/Sony
Minolta, trong giai đoạn thập niên 70,80 , được coi là hãng sản xuất máy ảnh có nhiều sáng tạo nhất. Các tính năng của máy ảnh Minolta thời đó đến nay vẫn còn được ứng dụng rộng rãi trong máy ảnh của nhiều hãng khác nhau. Những năm 80 là giai đoạn cực thịnh của Minolta. Lúc đấy, Minolta chỉ đứng sau Nikon trong lãnh vực máy ảnh. Tuy nhiên, Minolta đã không thể giữ được vị trí của mình lâu. Việc theo đuổi quá nhiều cải tiến mới, xa rời nhu cầu thực tế của người tiêu dùng đã dẫn đến kết cục không có hậu cho Minota. Năm 2003, Minolta sát nhập với Konica, một hãng sản xuất film chụp ảnh lâu đời cũng của Nhật Bản , bắt đầu tiến hành sản xuất máy ảnh DSLR. Sản phẩm đầu tiên, Konica Minolta Dynax/Maxxum 7D , đã gây được tiếng vang khá lớn , khi lần đầu tiên , một máy ảnh DSLR được trang bị cơ cấu giảm rung trong thân máy bằng cách dịch chuyển bộ cảm biến ( CCD shift ). Như thế, tất cả các ống kính gắn được vào DSLR 7D đều có chế độ giảm rung, không như Canon hay Nikon, chỉ có một số ống kính đắt tiền mới được trang bị giảm rung. Tuy nhiên, với giá thành cao, Konica Minolta 7D đã không thu hút được nhiều người dùng mới. Sản phẩm tiếp theo, thân máy DSLR 5D của Konica Minolta , thực chất là 7D giản lượt bớt vài tính năng , có giá thành dễ chấp nhận đã thu hút được một lượng người dùng mới tương đối.
Giữa năm 2005, Konica Minolta thông báo sẽ cùng Sony tham gia phát triển máy DSLR. Thực chất, đây là mở đầu cho quá trình rút lui của Konica Minolta khỏi lãnh vực máy ảnh kỹ thuật số. Đến tháng 1 năm 2006, Konica Minolta thông báo đã bán toàn bộ bộ phận kỹ thuật thiết bị nhiếp ảnh của mình cho Sony và cho đến tháng /2006 thì Sony thông báo phát triển hệ thống DSLR Alpha với thân máy đầu tiên là Sony Alpha 100. Alpha 100 chính là thân máy kế tiếp sau 5D của Konica Minolta, với thiết kế , cách sử dụng giống y như 7D và 5D, ngoại trừ bộ cảm biến CCD 10 Mpx và chip xử lý mới Bionz của Sony. Alpha 100 vẫn sử dụng mount Alpha của Minolta, tức là sẽ sử dụng được toàn bộ hệ thống các ống kính canh nét tự đông của Minolta. Một điều rất hấp dẫn và thú vị là Carl Zeiss, hãng sản xuất ống kính lừng danh thế giới , sẽ tiếp tục phát triển ống kính cho hệ thống Sony Alpha. Đây cũng là tin vui cho những người sử dụng Konica Minolta . Những đời máy Alpha kế tiếp của Sony cũng đang trên đường ra mắt công chúng.
Xem tiếp Phần 3.
Bình luận
Vậy xem ra, tương lai thì Sony có vẻ có triển vọng hơn Olympus hén
Olympus vẫn có 1 lực lượng fan hâm mộ rất lớn. Còn Sony thì tiếng tăm từ lâu trong lãnh vực hàng điện tử. Tuy nhiên, hiện nay, bà con đang trông chờ Sony sẽ vươn lên hàng thứ 3 để có thể cạnh tranh trực tiếp được với Canon và Nikon ;D
Mấy cái lens Leica nhìn mê ly quá... mà ko hiểu nổi Leica, hợp tác với Nikon có phải tốt hơn ko trời
Vì Leica cần kỹ thuật điện tử của Panasonic. Leica sản xuất ống kính, Panasonic sản xuất thân máy. Còn Nikon thì lại dùng bộ cảm biến của Sony. Ống kính Nikon cũng rất tốt. Cho nên Nikon cũng không cần ngó ngàng đến Leica làm gì ;D