Google vừa giới thiệu một công cụ hỗ trợ bảo mật mới nhằm giúp các webmaster xem mình có vô tình giúp một tay cho những ý đồ xấu phát tán mã độc hay không.

Phát biểu bởi Niels Provos, một thành viên của nhóm anti-malware của Google, rằng Google đã cung cấp một hệ thống cảnh báo hiệu quả và có độ tin cậy cao trên các kết quả tìm kiếm. Đồng thời nó cũng gởi những thông tin đó thông qua Safe Browsing API đến các trình ứng dụng như Firefox hay Google Desktop Search.

Tuy nhiên đôi khi thật khó cho các webmaster và người dùng có thể kiểm chứng lại các kết quả đó, do malware. Chính vì vậy, Google đã phát triển một công cụ - được gọi là trang phân tích Safe Browsing - phân tích tự động các site và cung cấp cho người dùng thông tin chi tiết mà nó tìm được, thông qua 4 hạng mục:

  1. Site được đánh giá là có an toàn hay không ?
  2. Google đã tìm thấy những gì khi thăm khám site này ? Chứa thông tin về thời điểm mà google phân tích site, nó được đánh giá là đáng ngờ khi nào, loại malware nào đã được phát hiện v.v...
  3. Site này có đóng vai trò như một trung gian phát tán malware hay không ? Đó có thể là những site cung cấp quảng cáo hoặc thống kê, vô tình tham gia phát tán mã độc.
  4. Site này phát tán mã độc ? Site có phát tán mã độc trong quá khứ hay không, và những site nào là nạn nhân của nó.

Tất cả các thông tin trên đây được phân tích dựa trên các dữ liệu trong vòng 90 ngày trở lại. Hiện tại Google cung cấp 2 cách để sử dụng Safe Browsing: trang cảnh báo xuất hiện khi người dùng nhấp vào đường dẫn có kí hiệu đánh dấu cảnh báo, và thông qua "thông tin chi tiết" trên trang cảnh báo của Firefox 3.

Với người dùng quan tâm cách thức hoạt động của hệ thống này có thể tìm hiểu qua báo cáo kĩ thuật mà Google phát hành. Còn đây là kết quả phân tích site TTCN.

Nguyễn Hoàng Hoan (tổng hợp)



Bình luận

  • TTCN (0)