Do trục trặc kĩ thuật và chưa thuần thục về mặt thao tác kĩ năng vận hành công nghệ mới, HN tạm dừng cấp CMND theo mẫu mới.
Ngày 31/3, Đại tá Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cục cảnh sát Đăng kí Quản lí Cư trú và Dữ liệu Quốc gia về Dân cư (C72 - Bộ Công an) đã nói như vậy.
Thông tin báo Tiền Phong cho biết, việc triển khai cấp CMND theo mẫu mới tại 26 quận, huyện (có 3 quận huyện đã được cấp từ trước) có một số trục trặc về mặt kĩ thuật như nghẽn mạng, đường truyền, thiết bị chụp ảnh bị rò điện,... và chưa nhận được lệnh cấp CMND mẫu mới vào ngày 1/4.
Theo dự kiến, việc cấp chứng minh nhân dân mới 12 số sẽ được áp dụng trên toàn thành phố Hà Nội bắt đầu từ ngày 01/4/2014.
Chứng minh thư mới có 12 số sẽ là mã số định danh cá nhân trong tương lai và có giá trị suốt đời. Điều này nhằm hỗ trợ mục tiêu giảm thủ tục trong việc cấp giấy tờ và đăng ký thông tin công dân. Công dân Việt Nam từ 14 tuổi trở lên khi đi làm chứng minh thư sẽ được cấp theo mẫu mới. Còn với người được cấp lại, sẽ hủy chứng minh thư cũ.
Công an Hà Nội đã bố trí làm việc tại 31 địa điểm với cơ sở vật chất và phương tiện cơ bản đáp ứng yêu cầu. Các trường hợp già yếu, ốm đau, đi lại khó khăn... sẽ được cấp chứng minh thư nhân dân tại nhà hoặc bệnh viện.
Theo tính toán để thực hiện cấp chứng minh thư phổ cập trên toàn quốc sẽ phải cần hàng nghìn tỉ đồng. Cả nước hiện chỉ có hai điểm in chứng minh thư mới gồm Hà Nội và TP.HCM, được đầu tư 450 tỉ đồng.
Tại Trung tâm Chứng minh nhân dân của Bộ Công an, mỗi giờ, một chiếc máy in chứng minh thư hiện đại có thể cho ra đời 700 chứng minh thư mới. Chất liệu của loại chứng minh thư này giống như các nước tiên tiến đang sử dụng – composite, khó hư hỏng khi bị rơi xuống nước, khó làm giả.
Đốt hàng tỉ vẫn phải tiêu thêm vì bằng lái vẫn giả
Ông Nguyễn Văn Quyền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam giới thiệu, chi phí thực hiện đề án cấp, đổi GPLX mới không phải là nhiều mà công nghệ áp dụng vẫn đạt yêu cầu quản lí.
Cụ thể, ông cho biết có hai dự án được thực hiện, dự án thứ nhất với tổng vốn hơn 1,05 triệu USD (hơn 20 tỉ đồng), được đầu tư để trang bị máy chủ của các hệ thống trung tâm dữ liệu, máy in, máy ảnh, máy scan cho Tổng cục đường bộ và 63 Sở GTVT trên cả nước.
Dự án thứ hai với mức đầu tư là 7,5 tỉ đồng đầu tư xây dựng phần mềm quản lí toàn bộ cơ sở giữ liệu về GPLX; quản lí kết nối cấp, đổi GPLX giữa các sở với Tổng cục. Theo tính toán của ông Quyền, chi phí khoảng gần 30 tỉ đồng đầu tư cho đề án này.
Theo ông Quyền, công nghệ chống làm giả trên GPLX mới, có hoa văn bảo mật và phôi chống làm giả được áp dụng công nghệ Hologram công nghệ mới (3D-chỉ phát sáng dưới đèn tia cực tím) và công nghệ IPI (mã hóa).
Trên GPLX mới sử dụng 1 số (mã số) giấy phép lái xe duy nhất cho người lái xe, ứng dụng chữ kí số để bảo mật ảnh chữ kí và con dấu của người phê duyệt cấp nên hạn chế tới mức thấp nhất khả năng làm giả hoặc tẩy xóa sửa chữa.
Thế nhưng vừa đưa vào sử dụng, tại các địa phương đã xuất hiện giấy phép lái xe giả.
Để ngăn chặn và xử lí tình trạng sử dụng GPLX giả, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã trao 1000 bộ kính giải mã cho Cục CSGT Đường bộ đường sắt, đồng thời tập huấn cách nhận biết GPLX thật, giả cho CSGT trên cả nước. Từ chiếc kính giải mã, CSGT sẽ dễ dàng nhận ra hình ảnh và thông tin ẩn sau tấm ảnh trên GPLX.
Theo Đất Việt
Bình luận