Qua đó những phản hồi này sẽ làm thay đổi chế độ chơi, khiến cho trò chơi thích ứng với cảm nhận của người chơi, tạo nên tính tương tác cao hơn.
Các trò chơi điện tử mang lại sự thích thú, giải trí sau những giờ làm việc căng thẳng nhưng bản thân các trò chơi không thể nắm bắt sự chú ý hay trải nghiệm của người chơi. Chẳng hạn như khi bạn đã chơi rất giỏi một game nào đó thì bạn sẽ cảm thấy chán dần bởi không có thử thách gì mới để tạo nên sự phấn khích như ban đầu. Do đó, bộ điều khiển của Stanford có thể cảm nhận được khi nào bạn bắt đầu chán và phản hồi bằng cách tăng thử thách hay độ khó của trò chơi để kích thích bạn trở lại.
Nguyên mẫu đầu tiên được phát triển dựa trên tay cầm của Xbox và đây là sản phẩm của giáo sư kĩ thuật điện Gregory Kovacs tại phòng thí nghiệm của Stanford. Trọng tâm của nghiên cứu là tìm ra các phương pháp thực tiễn để đo các tín hiệu sinh lí của người chơi. Do công nghệ đòi hỏi khả năng giám sát hệ thống thần kinh tự động qua nhịp tim, nhiệt độ da và nhịp thở nên tay cầm chơi game là thiết bị phù hợp nhất bởi nó có thể đo các chỉ số này qua da. Tay cầm của đại học Stanford sử dụng các tấm kim loại lắp trên một mô-đun được in 3D và được đặt vào mặt trong của tay cầm để đo nhịp tim và nhịp thở. Tích hợp trên tay cầm còn có một cảm biến quang học thứ 2 để ghi dữ liệu nhịp tim và các gia tốc kế để đo chuyển động của tay cầm khi người dùng chơi game.
Tạm thời tay cầm sẽ giao tiếp với một phần mềm đặc biệt do nhóm phát triển để họ có thể theo dõi tất cả dữ liệu. Trong giai đoạn nguyên mẫu này, dĩ nhiên tay cầm vẫn chưa thể giao tiếp với máy chơi game console hoặc các game hiện có để thay đổi chế độ chơi mà chỉ có thể phát huy tác dụng với các trò chơi do nhóm nghiên cứu lập trình. Tuy nhiên, đây sẽ là một bước đi hợp lí tiếp theo dành cho công nghệ này. Hi vọng trong thời gian tới, Sony, Microsoft và Nintendo sẽ chú ý đến công nghệ trên để đưa trải nghiệm chơi game lên một tầm cao hơn.
Dưới đây là video mô tả về tay cầm và khả năng hoạt động trên thực tế:
Theo Tinhte
Bình luận