Đầu năm 2013, một khối thiên thạch đã phát nổ trên bầu trời nước Nga, tại Chelyabinsk. Nhưng mắt người khôngthể phân biệt được có hai vụ nổ riêng biệt xảy ra ở trên cao, tại Argentina và Đại Tây Dương, một vài tháng sau đó. Chúng chỉ được phát hiện bởi hệ thống dò hồng ngoại phát hiện thử nghiệm hạt nhân, tổ chức B612 Foundation giải thích.

Những tiểu hành tinh rộng 40 mét có thể xóa sổ cả một thành phố trên bản đồ. "Hãy tưởng tượng một tòa nhà di chuyển ở tốc độ Mach 50", gấp 5 lần so với tốc độ âm thanh, tương đương khoảng 61.250 km/h, Ed Lu, người đồng sáng lập của B612 Foundation và cựu phi hành gia NASA, lưu ý. "Trong khi chúng ta có thể biết khi nào và nơi nào những tác động lớn sẽ xảy ra, đó là điều duy nhất bảo vệ chúng ta khỏi sức tàn phá của một tiểu hành tinh có khả năng quét cả một thành phố".

Cựu phi hành gia này hi vọng sẽ huy động được khoảng 250 triệu USD từ các quỹ tư nhân để tài trợ cho truyền hình vệ tinh của mình. Bởi vì ngay cả khi tất cả các tiểu hành tinh tiềm năng "hủy diệt thành phố" không làm điều đó, chúng vẫn có thể bay vào Trái đất. "Chúng ta có thể nói: Vâng, chúng ta hãy hi vọng là chúng tôi tiếp tục may mắn. ... Chúngta cần phải nỗ lực để bảo vệ hành tinh của chúng ta", ông này nói thêm.

Tổ chức B612 Foundation, được sự ủng hộ đặc biệt của Bill Anders, phi hành gia của tàu vũ trụ Apollo 8, đã trình bày đề án của mình tại Bảo tàng bay ở Seattle. Theo đề án này, kính viễn vọng không gian Sentinel cho phép xác định vị trí và loại bỏ các tiểu hành tinh nguy hiểm đối với trái đất khi chúng vẫn còn cách xa chúng ta hàng triệu km.

"Dường như với tôi đây là một cái gì đó mà chúng ta, trong kỉ nguyên loài người, phải hoàn thành. Đối với tôi, điều đó mới thực sự là ý nghĩa của Ngày Trái Đất", Bill Anders kết luận.

Theo Genk




Bình luận

  • TTCN (0)