Điện thoại nắp gập: Motorola StarTAC (1996)

StarTAC là cuộc cách mạng thiết kế thiết bị cầm tay, mang đến cho thế giới chiếc điện thoại nắp gập đầu tiên. StarTAC nhỏ hơn so với bất kì thiết bị cầm tay nào trước đây với các tính năng cơ bản và pin cho thời gian sử dụng kéo dài 4 tiếng.

Điện thoại bàn phím: Nokia 9000 (1996)

Nokia 9000 là thành viên đầu tiên trong dòng sản phẩm Communicator và cũng có thể được xem là smartphone đầu tiên. Với 9000, người dùng có thể đọc email, duyệt web trên điện thoại và sử dụng bàn phím cho công việc đánh máy dễ dàng hơn.

Điện thoại cho mọi người: Nokia 5110 (1998)

Nokia 5110 (còn gọi là 5190) được sử dụng khắp mọi nơi. Đó là điện thoại có kiểu dáng cổ điển, gần như không thể phá hủy (bền) và pin sử dụng rất lâu. Thay vì có tính năng sáng tạo, đây là điện thoại mở ra kỉ nguyên thiết bị giá rẻ có sẵn cho mọi người.

Máy ảnh trên điện thoại: Sharp J-SH04 (2000)

Chiếc điện thoại của Sharp có khả năng chụp ảnh chất lượng khá khiêm tốn: 0,1 Mpx, nhưng bắt đầu từ đó những công nghệ máy ảnh điện thoại ngày càng nâng cao giúp điện thoại có độ phân giải ngày càng lớn hơn.

Mặc dù trước J-SH04, hãng Sanyo cũng đã cho giới thiệu chiếc điện thoại SCG-V200 có tích hợp máy ảnh, nhưng nó không có khả năng truyền tải hình ảnh đến máy tính nên về cơ bản đó chỉ là một điện thoại có máy ảnh kèm theo mà thôi.

Điện thoại mỏng: Motorola Razr V3 (2003)

Razr V3 của Motorola thực sự gây ấn tượng khi ra mắt với bề mỏng của nó. Không sở hữu nhiều tính năng mạnh mẽ bên trong, nhưng thiết kế của nó mở ra kỉ nguyên về điện thoại mỏng về sau. Người dùng có rất nhiều lựa chọn màu sắc cho Razr V3.

Smartphone: Palm Treo 650 (2004)

Được phát triển đầu tiên bởi Handspring, sau đó được Palm mua lại, dòng Treo có đầy đủ các tính năng email, làm việc nhóm, duyệt web, máy ảnh, máy nghe nhạc và xem phim. Treo 650 chạy hệ điều hành của Palm, sau đó là sự xuất hiện của các chiếc smartphone chạy Windows Mobile.

Điện thoại màn hình cảm ứng: LG KE850 Prada (2006)

LG KE850 Prada gây chú ý với khả năng trang bị màn hình cảm ứng điện dung. Trước đó có nhiều điện thoại màn hình cảm ứng khác xuất hiện, nhưng với công nghệ màn hình cảm ứng điện dung người dùng có thể sử dụng bút stylus làm việc.

Màn hình cảm ứng điện dung cũng sáng hơn so với màn hình cảm ứng điện trở và hỗ trợ tính năng cảm ứng đa chạm. Mặc dù iPhone sau này giúp nó trở nên phổ biến, nhưng điện thoại LG vẫn là sản phẩm đầu tiên cung cấp công nghệ này.

Smartphone đẩy đủ tính năng: Apple iPhone (2007)

Không phải là đầu tiên khi nói về khả năng smartphone, màn hình kính hoặc các tính năng bên trong, nhưng iPhone bản gốc đi kèm với tất cả những điểm mới. Mặc dù trông khá kém so với tiêu chuẩn hiện nay, nhưng nó trở thành smartphone đích thực đầu tiên. Tuy nhiên, nó chỉ được bán tại Mỹ thông qua một nhà mạng duy nhất.

Điện thoại Android: T-Mobile G1 (2008)

T-Mobile G1 do HTC sản xuất là smartphone Android đầu tiên. Với thiết kế hình hộp và tính năng hạn chế, nó không phải là chiếc điện thoại Android gây ấn tượng nhất. Tuy nhiên, sau một thời gian Android đã trở thành một đế chế khi là nền tảng hệ điều hành di động đứng đầu thế giới.

Điện thoại LTE: Samsung SCH-R900 (2010)

Samsung SCH-R900 là điện thoại trang bị tính năng LTE đầu tiên. Đây là công nghệ 4G khác với WiMax của Sprint, và là chuẩn không dây cho tốc độ cao nhất hiện nay.

Có điều doanh số bán hàng của SCH-R900 là không cao do chỉ được bán thông qua nhà cung cấp MetroPCS tại Mỹ. Nó cũng không phải là smartphone có cấu hình mạnh mẽ.

Smartphone Android cho mọi người: Samsung Galaxy S3 (2012)

Có nhiều thành viên Android cũng như Galaxy S mà Samsung sản xuất, nhưng Galaxy S3 được đưa ra nhờ thiết kế mạnh mẽ với tất cả các tính năng có sẵn, biến nó trở thành đối thủ đáng gờm nhất cho iPhone của Apple. Ngoài ra, nó cũng được ra mắt khắp toàn cầu và được Samsung áp dụng những chiêu tiếp thị mạnh mẽ.

Theo CNET




Bình luận

  • TTCN (0)