Trong quá trình thử nghiệm, người ta có thể upload dữ liệu từ dưới đất trên mặt trăng với tốc độ 19 Mb/s (tương đương 2,3 MB/s) và download dữ liệu từ mặt trăng xuống trái đất với tốc độ lên tới 622 Mb/s (tương đương 77,75 MB/s).
Để làm được điều này, các nhà khoa học phải sử dụng tới 4 ống kính thiên văn với đường kính mỗi cái là 6", tất cả dùng thiết bị phát sóng laser để cùng nhau bắn sóng lên một vệ tinh đang bay xung quanh Mặt trăng, từ đó phát sóng Wi-Fi ra cho toàn bộ Mặt trăng sử dụng.
Tín hiệu phóng lên từ mặt đất khi đi qua tầng khí quyển sẽ bị bẻ cong đáng kể, do đó người ta phải dùng tới 4 kính thiên văn khác nhau để tăng xác suất gửi thành công lên đó, chỉ cần một kính thiên văn gửi thành công là kết nối sẽ được thiết lập ngay. Bản thân vệ tinh bay trên mặt trăng cũng được trang bị một kính thiên văn riêng, nó sẽ thu thập các đường tín hiệu bắn lên từ mặt đất và tập trung chúng lại bên trong một cáp quang, sau đó dùng bộ tách sóng để biến chúng thành dữ liệu.
Nhóm tác giả cho biết họ sẽ trình diễn công nghệ này vào ngày 9/6 tới tại hội nghị Công nghệ Laser CLEO tại California, Mỹ.
Theo Tinh Tế/Discovermagazine
Bình luận