Băng từ - Magnetic tape
Băng từ là một phương tiện ghi âm bằng từ tính được làm bằng một lớp phủ magnetizable mỏng trải trên cuộn phim nhựa dài và mỏng. Các thiết bị, định dạng đã phát triển từ những năm 1950 đáng chú ý nhất là hệ thông Uniservo, định dạng reel-to-reel và băng cassette nhỏ gọn. Và đến nay, công nghệ này vẫn đang tiếp tục phát triển với loại băng từ có thể lưu trữ gần 200 TB dữ liệu của Sony. Băng từ đã được đưa vào phục vụ con người như một phương tiện đáng tin cậy, giá thành hợp lí cho việc lưu trữ dữ liệu của phần lớn các máy tính trong lịch sử trước đây.
Vào thế kỉ trước thì băng từ là một trong những trụ cột của ngành công nghệ và giải trí có mặt trong các thiết bị chơi nhạc cầm tay, video gia đình, giải pháp lưu trữ,.… Thậm chí các trò chơi đầu tiên của máy tính cá nhân 8 bit ZX Spectrum, Commodore 64, Atari đều xuất hiên trên băng từ. Nếu thiếu định dạng lưu trữ này thì thời đại thông tin đã có thể bị lùi lại vài thập kỉ.
Đĩa mềm 3,5 inch
Đĩa mềm 8 inch và 5,25 inch được phát triển vào thập niên 70 đã được ứng dụng vào trong các ngành đặc thù. Nhưng đến đầu nhưng năm 1980, đĩa mềm 3,5 inch ra đời đã đánh dấu một phương tiện lưu trữ bỏ túi hoàn hảo cho thị trường máy tính cá nhân đang phát triển. Đĩa mềm 3,5 inch dễ dàng trong lưu trữ, cung cấp một lượng không gian lưu trữ khá tốt. Thời điểm đó hầu hết mọi người chỉ lưu trữ tệp tin văn bản và các chương trình ứng dụng nhỏ. Còn lưu trữ nhạc hay video trên máy tính vào thời điểm này thì là một giấc mơi của người dùng.
Vào cuối thập niên 80, đĩa mềm 3,5 inch có dung lương 1,44 MB đã được tiêu chuẩn hóa, và đó là thiết bị lưu trữ di động chiếm ưu thế cho đến khi đĩa quang CD đã có giá cả phải chăng trong cuối thập niên 90. Mặc dù một số nỗ lực để thay đổi như đĩa Zip hay đĩa Jaz nhưng vẫn không thể cản lại bước tiến công nghệ.
Sony là hãng cung cấp đĩa mềm 3,5 inch lớn nhất thế giới. Năm 2008, công ty chiếm 40% thị phần trên cả thế giới, và 70% ở Nhật Bản. Doanh số đĩa mềm 3,5 inch đạt mức cao nhất vào năm 2000 với 47 triệu đĩa, tuy nhiên đến năm 2009 con số này chỉ còn 8,5 triệu.
Khi iMac đầu tiên được giới thiệu vào năm 1998 không được trang bị ổ đĩa mềm, Apple đã bị chế giễu bởi nhiều chuyên gia công nghệ cao vào thời điểm đó bởi vì đĩa mềm 3,5 inch đã rất phổ biến. Và nay lịch sử đã chứng minh Apple đã quyết định đúng khi từ bỏ đĩa mềm.
Đĩa compact
Hiện nay một số những người đam mê âm nhạc vẫn đang còn sử dụng khá nhiều dòng sản phẩm này, những chiếc đĩa quang này đã mang âm nhạc vào thời đại kĩ thuật số. Những chiếc đĩa CD nhạc đầu tiên được giới thiệu vào đầu năm 1980 nhưng phải đến những năm 1990 định dạng này mới bắt đầu thực sự cất cánh.
Tiện ích đầu tiên mà định dạng quang học mang lại cho người dùng là khả năng cũng như chất lượng âm thanh không bị suy giảm khi nghe lặp đi lặp lại nhiều lần hiệu quả hơn để thay thế băng cassette trong các máy nghe nhạc di động. Đĩa CD được xem như là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực giải trí số nhất là thời điểm Sony quyết định sử dụng đĩa quang để thay thế băng từ, một trong những điểm nhấn đó là Final Fantasy VII.
Ngoài thành công trong việc chuyển đối thế giới âm nhạc kĩ thuật số, đĩa CD cũng cho phép người dùng dễ dàng lưu trữ và truy cập lượng dữ liệu lưu trữ khổng lồ với giá thành thấp. Ổ ghi đĩa CD bắt đầu bùng nổ vào cuối những năm 1990 đã đẩy đĩa mềm và đĩa Zip trở nên lỗi thời. Khả năng sao lưu với quy mô lớn đã trở nên thiết thực với người dùng bình dân. Các phương tiện lưu trữ đĩa quang này cũng tồn tại được thời gian khá dài và dần bị đẩy lùi bở các định dạng khá cao cấp hơn như thẻ nhớ flash giá rẻ. Mặc dù vậy đĩa quang là vẫn là một điểm nhất quan trọng trong lịch sử các thiết bị lưu trữ.
Thẻ SD- Secure Digital Card
Trong những năm 1990, một trong số những cạnh tranh về định dạng thẻ nhớ đươc đánh dấu bằng việc ra đời của 2 sản phẩm là CompactFlash và Memory Stick. Nhưng tại thời điểm này bởi giá thành khá cao nên cả 2 chuẩn thẻ nhớ này không được sử dụng rộng rãi.
Hiệp hội thẻ SD (SDA) được thành lập ngày 28/1/2000 bởi các tập đoàn Matsushita, Panasonic, SanDisk, Nintendo, Toshiba…. Và đến thời điểm hiện tại sau hơn 14 năm hoạt động thì thẻ SD đã trở thành một trong nhưng tiêu chuẩn lưu trữ.
Thẻ nhớ SD với thiết kế nhỏ gọn, dung lượng lớn và tốc độ cao đã trở thành phương tiện lưu trữ cho rất nhiều sản phẩm công nghệ tại thời điểm hiện tại. Có 4 dòng sản phẩm SD bao gồm : Hiệu suất tiêu chuẩn SDSC – Standard Capacity; Hiệu suất cao SDHC – High Capacity; Hiệu suất mở rộng SDXC - eXtended Capacity (SDXC); và loại thẻ kết hợp đầu vào/ ra dữ liệu SDIO.
Dòng sản phẩm SD còn được sử dụng rộng rãi trong điện tử tiêu dùng như điện thoại với tiêu chuẩn nhỏ gọn micro SD và có khả năng lưu trữ video 4k…
Ổ đĩa lai SSHD
Đĩa cứng HDD là một trong những phương tiện lưu trữ chi phối các thiết bị trong nhiều thập kỉ nay. Những chiếc đĩa cứng lưu trữ đầu tiên được ra năm vào thập niên 50 và phát triển mạnh mẽ cho đến hiện tại. SSD bắt đầu được sử dụng trong laptop mặc dù cho đến năm 2009, chi phí trên đơn vị lưu trữ của SSD vẫn đắt hơn HDD nhiều lần.
Và một định dạng mới ra đời là ổ đĩa lai SSD hay còn gọi là SSHD-solid-state hybrid drives. Bằng cách kết hợp giá thành thấp trên mỗi GB của HDD và tốc độ ấn tượng của SSD, định dạng SSHD đã nhanh chóng trở thành thiết bị lưu trữ di động cho người dùng tìm kiếm sự cân bằng hoàn hảo giữa chi phí và hiệu suấtt.
SSHD sử dụng các thuật toán "bộ đệm" (caching) do firmware của thiết bị điều khiển. Nó sẽ tính toán xem phần dữ liệu nào nên nằm trên phần flash và phần nào nằm trên các đĩa từ. Một Seagate SSHD dung lượng 1 TB lưu trữ truyền thống và 8 GB flash có giá khoảng 110 USD. Trong khi đó, một ổ cứng cung dung lượng nhưng định dạng SSD của Samsung có giá khoảng 450 USD.SSHD cũng cho một hiệu năng hoạt động tương đương đặc biệt là liên quan đến thời gian khở động. Vì thế SSD có thể là tương lai nhưng hiện tại là SSHD.
Theo PCWorld VN
Bình luận