Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Polytechnique Montreal (Canada) và Corning đã thành công trong việc cấy ghép các bộ cảm biến trong suốt vào Gorilla Glass nhằm biến tấm kính của Corning thành một mảng cảm biến cho thiết bị di động.
Corning Gorilla Glass là một cái tên khá nổi tiếng trong thế giới điện thoại thông minh do độ bền khá ấn tượng của nó. Nhiều thiết bị di động hàng đầu đã chọn Gorilla Glass để bảo vệ cho màn hình cảm ứng của họ. Nhưng Corning và các nhà nghiên cứu nghĩ tấm kính cường lực Gorilla Glass còn có thể làm được nhiều điều hơn thế nữa.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng các ống dẫn sóng quang với các photon được gắn vào các sợi thủy tinh do đó cảm biến tích hợp vào Gorilla Glass vẫn có màu trong suốt. Mỗi bộ cảm biến sẽ được dùng tia laser để khắc ngay dưới bề mặt của Gorilla Glass. Do đó, về cơ bản bạn sẽ không thể nhận thấy sự tồn tại của cảm biến này trên Gorilla Glass bằng mắt thường.
Với cảm biến tích hợp vào Gorilla Glass, nhóm nghiên cứu đã phát triển thêm một ảm biến ánh sáng dựa trên nhiệt độ, được gọi là Mach-Zehnder interferometer (MZI) và một hệ thống nhận dạng bảo mật bằng ánh sáng hồng ngoại để ngăn chặn sự nhân bản các thiết bị.
Cảm biến nhiệt độ trên Gorilla Glass hoạt động với một cơ chế khá đặc biệt, thay vì đo nhiệt độ của không khí, nó sử dụng cơ chế đo độ biến dạng của kính để suy ra nhiệt độ đi qua ống dẫn sóng, từ đó đưa ra các phản ứng. Một nhóm nghiên cứu riêng cũng cũng đã phát triển một cảm biến đo độ nhạy của cảm ứng sử dụng kĩ thuật tương tự với cảm biến nhiệt độ để giúp điều khiển cảm ứng linh hoạt hơn.
Tuy nhiên, hiện tại Corning vẫn chưa có kế hoạch thương mại hóa sản phẩm này. Nhóm nghiên cứu cho biết nếu tập trung đầu tư, trong vòng 1 năm họ có thể cho ra sản phẩm thương mại liên quan đến những công nghệ nói trên. Raman Kashyap, giáo sư kĩ thuật điện tại Polytechnique Montreal cho biết trong tương lai người ta có thể tích hợp cảm biến vào bất kì bề mặt kính nào chứ không riêng gì kính cường lực trên điện thoại di động.
Theo Phone Arena
Bình luận