Các nhà khoa học ở Trung tâm cai nghiện Internet Đại Hưng, Bắc Kinh chụp não của một người nghiện Internet để nghiên cứu.

Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên coi nghiện Internet là chứng rối loạn lâm sàng gây nhiều hiểm họa đối với giới trẻ. Theo hãng tin Reuters, Trung Quốc đang xây dựng tới 250 trại cai nghiện Internet.

Các bậc phụ huynh có thể chọn gửi con tới những trại cai nghiện này, nơi chúng sẽ phải trải qua những bài kiểm tra về tâm lí và rèn luyện thể chất theo kiểu quân đội. Đa số những trẻ phải tới trung tâm cai nghiện dành phần lớn thời gian trong ngày của chúng để chơi game trực tuyến hoặc vào mạng xã hội.

Một số nhà tâm lí học nói rằng cuộc sống với áp lực cạnh tranh cao ở đất nước đông dân nhất thế giới này có thể là lí do chính khiến nhiều thanh thiếu niên Trung Quốc vùi mình vào Internet.

Ảnh
Một nữ huấn luyện viên và một cựu quân nhân hộ tống một cô gái trẻ tới Trung tâm Giáo dục Qide, một cơ sở điều trị nghiện Internet tại Bắc Kinh.
Ảnh
Hai huấn luyện viên nói chuyện với nhau qua ô cửa nhỏ trên một cánh cửa ra vào tại Qide.

Ông Xing Liming, một người quản lí tại Qide, nói: “Những đứa trẻ nghiện Internet có tình trạng thể chất rất kém. Nỗi ám ảnh về Internet đã làm tổn hại tới sức khỏe của chúng, và chúng sẽ mất đi khả năng tham gia vào cuộc sống bình thường”.

Ảnh
Các trung tâm điều trị như Qide sử dụng chiến thuật quân đội để rèn luyện kỉ luật cho thanh thiếu niên nghiện Internet.
Ảnh
Một cựu giảng viên quân sự dạy học viên cách đi đều bước. Hầu hết thanh thiếu niên tới đây theo yêu cầu của cha mẹ.
Ảnh
Các học viên phải chịu hình phạt vì nhóm họ không tuân thủ quy định.

Ngoài rèn luyện thể chất, học viên sẽ tham gia các khóa học kéo dài từ 4 - 8 tháng. Trong bức ảnh dưới đây, các học viên đang cúi đầu trước bức tranh Khổng Tử.

Ảnh
Những khóa học đạo đức cũng được giảng dạy bởi các cựu quân nhân.

Chương trình cũng bao gồm bài học về những chủ đề như âm nhạc và múa sư tử.

Ảnh
Một học viên đứng ngoài cửa vào kí túc xá ở Qide.

Hàng ngày, các học viên tại Qide cũng được huấn luyện những công việc thường ngày như dọn dẹp, nấu nướng và những kĩ năng quan trọng mà họ đã lãng quên sau nhiều ngày vùi đầu vào Internet. Ông Xing Liming, một người quản lí tại Qide nói: “Sự giáo dục và cuộc sống trong môi trường quân đội sẽ giúp trẻ có kỉ luật hơn và khôi phục lại khả năng tham gia cuộc sống bình thường. Chương trình đào tạo sẽ cải thiện sức mạnh thể chất và giúp trẻ xây dựng thói quen sinh hoạt tốt”.

Ảnh
Hàng ngày, các học viên tại Qide cũng được huấn luyện những công việc thường ngày như dọn dẹp, nấu nướng.
Ảnh
Hai nam thanh niên đang học cách nhặt rau.
Ảnh
Các học viên thay nhau nấu ăn cho cả nhóm.
Ảnh
Học viên lúc nào cũng phải giữ kí túc xác sạch sẽ.
Ảnh
Một huấn luyện viên đang giảng về sự quan trọng của kí luật.

Nam thanh niên tên Wang chia sẻ về con đường tới trại cai nghiện Internet của anh ta là để trốn chạy áp lực từ phía cha mẹ: “Cha mẹ tôi muốn tôi học bài trong nhà cả ngày và không cho phép tôi ra ngoài chơi. Khi tôi nghiện trò chơi điện tử, điểm số ở trường của tôi bị giảm sút. Nhưng tôi lại có được cảm giác chiến thắng khi vượt qua một bàn game”.

Ảnh
Nam thanh niên tên Wang chia sẻ về con đường tới trại cai nghiện Internet của anh ta.

Vì Trung Quốc coi nghiện Internet là một chứng rối loạn lâm sàng, những người mắc phải chứng này và các tác dụng phụ đủ điều kiện để được điều trị bằng thuốc.

Ảnh
Một y tá tại Qide phát thuốc cho trẻ bị chứng nghiện Internet.
Ảnh
Một học viên đã kết thúc khóa học 6 tháng tại Qide và chào tạm biệt bạn cùng lớp trước khi về nhà.

Theo ICTnews. Nguồn Business Insider.




Bình luận

  • TTCN (0)