“Nghiện Internet” là một “căn bệnh” mới xuất hiện gần đây đi cùng sự phát triển đến chóng mặt của công nghệ Internet và xu hướng rẻ đi của các thiết bị cho phép con người kết nối với nhau. Tới nay, đã có không ít các trung tâm “cai nghiện” Internet mọc ra trên toàn thế giới với nhiều “phác đồ điều trị” được giới khoa học nghiên cứu rõ ràng.
1. Tổng cộng có 2.756.198.420 người dùng Internet trên toàn thế giới (tính đến năm 2013)
Trong số này, cứ 10 người thì có 7 người sử dụng Internet hàng ngày như một thói quen không thể bỏ.
2. Triệu chứng của “căn bệnh” nghiện Internet
Khi mức độ sử dụng Internet của bản thân bắt đầu ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của bạn, đó là lúc “căn bệnh” trở nên trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, cũng có khi bạn không hề nhận ra mình đã nghiện Internet. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, nghiện Internet có thể gây ra tình trạng bồn chồn, ủ rũ. Thêm vào đó, người nghiện Internet thường có xu hướng nói dối khi được hỏi về số giờ mình sử dụng Internet trong ngày.
3. Game Online (trò chơi trực tuyến) là nguyên nhân hàng đầu gây nghiện Internet
Trái ngược với dự đoán của nhiều người trong kỉ nguyên của mạng xã hội, phần lớn người dùng “nghiện Internet nặng” đều “nướng” thời gian của mình vào những trò chơi trực tuyến.
4. Ảnh hưởng của bệnh "nghiện" Internet
Sử dụng nhiều Internet quá mức thậm chí còn có thể để lại nhiều hơn 6 ảnh hưởng tiêu cực nêu trên. Chúng ảnh hưởng đến cả đời sống tinh thần và tình trạng thể chất của bạn.
5. “Cai nghiện” không khoa học có thể gây ra căng thẳng
Một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những tác động tích cực đến não bộ của người được cho là bị “nghiện” Internet sau khi được “chữa trị” tương tự những gì diễn ra đối với người nghiện rượu hay nghiện thuốc lá. Điều này chứng tỏ, “nghiện” Internet... hoàn toàn có thật.
Theo Trí Thức Trẻ.
Bình luận