Ảnh

Sau quá trình nghiên cứu kéo dài, nhà vật lí Louis Del Monte, tác giả của cuốn "Sự phát triển của trí thông minh nhân tạo" đã có những phát biểu về công nghệ trong tương lai: "Công nghệ ở thời điểm hiện tại không có bất kì giới hạn nào về trí thông minh của một cỗ máy và nó có thể liên kết với nhau ra sao.

Nếu như những phát kiến tiếp tục xuất hiện và trở thành xu hướng, con người sẽ sớm gặp phải tình trạng được dự đoán từ cách đây khá lâu, khi mà chúng ta không còn là loài thống trị nữa. Thay vào đó, những cỗ máy sẽ làm chủ cuộc sống của con người".

Ảnh
Ngày một nhiều robot với hình dáng con người đang xuất hiện, trong tương lai, chúng sẽ có thêm khả năng suy nghĩ và học tập giống hệt chúng ta.

Theo tính toán của Del Monte, năm 2040 hoặc muộn nhất là năm 2045, một cuộc cách mạng robot sẽ diễn ra. Tất nhiên, đây sẽ không phải là một tương lai "hủy diệt" con người như những bộ phim viễn tưởng vẫn tạo nên, thế nhưng trí thông minh nhân tạo sẽ phát triển đến ngưỡng chúng có khả năng chi phối con người và bắt buộc chúng ta phải sống dựa vào chúng.

Ảnh
Theo Del Monte, viễn cảnh robot hủy diệt con người sẽ không thể diễn ra.

Del Monte cho rằng trong tương lai, khái niệm "nửa người, nửa máy" sẽ xuất hiện nhiều hơn. Ở thời điểm hiện tại, đã có rất nhiều người sử dụng các linh kiện điện tử trong cơ thể mình. Những linh kiện này được sử dụng để thay thế cho các phần khiếm khuyết trong cơ thể hoặc được sử dụng ở những người trong nhóm bio-hacker khi họ muốn sử dụng sức mạnh công nghệ để hoàn thiện hơn cuộc sống chính mình.

Ảnh
Những khiếm khuyết trong cơ thể sẽ được thay thế bằng các linh kiện máy móc hiện đại hơn.

"Chỉ 3 thập kỉ nữa thôi, máy móc sẽ tạo nên cuộc cách mạng trong y học, con người sẽ có nhiều khoảng thời gian thư giãn hơn, cuộc sống cải thiện hơn những gì chúng ta từng có. Thế nhưng, thứ mà tôi lo ngại chính là việc chúng ta bị phụ thuộc vào máy móc mà quên dần đi chúng có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới con người", Del Monte phát biểu.

Ảnh
Louis Del Monte, tác giả cuốn "Sự phát triển của trí thông minh nhân tạo"

Ông tin rằng, máy móc cùng robot sẽ có khả năng tự chủ cao hơn đồng thời là có "suy nghĩ" để biết tự bảo vệ bản thân cũng như những cá thể giống chúng. Máy móc sau này có thể xem con người như một giống loài có hại khi bất ổn, tạo nên chiến tranh và có thể hủy diệt thế giới chỉ với những suy nghĩ lệch lạc.

Ảnh
Hiện nay, robot đang giúp ích cho con người ở rất nhiều công việc, lĩnh vực khác nhau.

Vào năm 2009, một số thử nghiệm tại Thụy Sĩ đã cho thấy robot có thể tự lừa lẫn nhau. Bài thử nghiệm được thực hiện tại Trung tâm nghiên cứu hệ thống thông minh về khả năng tìm tài nguyên cũng như tránh các mối nguy hiểm. Mặc dù các robot được thiết kế để hỗ trợ lẫn nhau, thế nhưng chúng sử dụng thủ thuật để lừa robot còn lại và chiếm tài nguyên về cho mình.

Ảnh
Robot được thử nghiệm trong năm 2009 đã có thể "lừa" những robot khác để đạt mục đích.

Đây là điều chúng ta không hề mong muốn, thế nhưng nó lại là một trong những dấu mốc quan trọng của con người - hình thành trí thông minh nhân tạo. Các loại máy móc sẽ có nhiều cảm biến hơn trước đây, kết nối tốt hơn con người và chúng sẽ có khả năng học hỏi nhanh hơn cả một thiên tài thông minh nhất.

Tất nhiên, đây vẫn chỉ là những dự đoán mà Del Monte đưa ra sau các nghiên cứu của ông. Con người sinh ra máy móc, chúng ta hoàn toàn có khả năng kiểm soát những gì mình tạo ra. Thế nhưng, liệu một viễn cảnh khi robot làm chủ thế giới có còn quá xa vời?

Theo Trí Thức Trẻ.



Bình luận

  • TTCN (0)