Các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm chính tại châu Âu sẽ đóng góp ý kiến về phán quyết mới trong điều 29 của ban Công tác (Working Party - A29WP). Buổi thảo luận này cũng sẽ tập hợp ý kiến của các cơ quan bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu (EU).
Theo một phát ngôn viên của cơ quan bảo vệ dữ liệu của Pháp – Uỷ ban Quốc gia về Tin học và Tự do (National Commission on Informatics and Liberty - CNIL), người đứng đầu nhóm các cơ quan bảo vệ dữ liệu thì Buổi gặp gỡ này sẽ diễn ra tại Brussels (Bỉ) vào thứ 5 tuần sau.
Phát ngôn viên của Microsoft cho biết tập đoàn này đã nhận lời mời và rất vui khi tham dự. Google cho biết sẽ hợp tác để có được các chính sách về quyền riêng tư. Yahoo thì chưa có bình luận gì về việc này.
Theo phán quyết của Toà án Tư pháp của Liên minh châu Âu, các công cụ tìm kiếm có thể sẽ bị yêu cầu phải bắt buộc gỡ bỏ các kết quả truy vấn liên quan đến thông tin cá nhân như tên họ, địa chỉ…
Google đã nhận hơn 70.000 yêu cầu gỡ bỏ trong hơn 250.000 trang web. Công cụ tìm kiếm này cũng sẽ thêm một cảnh báo trong một số kết quả tìm kiếm không phù hợp với Luật Bảo vệ Dữ liệu châu Âu. Google cũng sẽ liên hệ với quản trị web của trang liên kết có kết quả bị loại bỏ trong kết quả tìm kiếm.
Phán quyết này hiện đã tạo nên một cuộc tranh cãi về việc kết quả nào chặn và kết quả nào không nên chặn bởi các công cụ tìm kiếm. Nhiều ý kiến cho rằng, việc loại bỏ các kết quả này sẽ “rất mơ hồ và chủ quan”. Chẳng hạn như mới đây một số liên kết đến các bài báo của Anh đã bị Google gỡ bỏ nhầm, sau đó phải phục hồi lại.
Một vấn đề nảy sinh nữa là Google đã xoá các kết quả tìm kiếm có tên miền từ châu Âu nhưng vẫn giữ lại các kết quả có tên miền .com. Hãng này đã giải thích rằng, các tên miền .com không nhắm vào người dùng châu Âu.
Những người muốn gửi yêu cầu xoá kết quả tìm kiếm về thông tin cá nhân có thể nhập các thông tin dựa trênmột mẫu do Google và Microsoft đưa ra. Yahoo hiện vẫn đang phát triển một phương pháp nhập liệu yêu cầu dành cho người dùng châu Âu.
Theo PC World VN.
Bình luận