Chúng ta đã quá tự do trên mạng mà quên rằng Internet cũng chỉ là một công cụ và có thể dễ dàng bị kiểm soát bởi các cơ quan gián điệp của nhiều chính phủ. Một danh sách về các danh mục gián điệp của người Anh mới rò rỉ gần đây đã tiết lộ hàng loạt công cụ trực tuyến được thiết kế để kiểm soát nguồn dữ liệu bằng cách can thiệp vào mọi cuộc thăm dò trực tuyến nhằm thúc đẩy lưu lượng truy cập vào các trang web cụ thể.
Danh mục các thông tin gián điệp được phát triển bởi Cơ quan Tình báo Anh (GCHQ), bị lọt ra ngoài nhờ những thông tin vừa được tiết lộ bởi cựu nhân viên NSA - Edward Snowden. Tài liệu này không cho thấy nhiều thông tin kĩ thuật về phương thức hoạt động của công cụ gián điêp trực tuyến, nhưng đã liệt kê rất nhiều các mã code đại diện cho các phương pháp tổng hợp và vận dụng thông tin trực tuyến trên các cổng Youtube và Facebook. Công ty Joint Threat Research Intelligence Group (JTRIG) trực thuộc GCHQ chuyên nghiên cứu các mối đe dọa chính là bộ phận đã tạo lập danh mục này, đồng thời cho biết: các công cụ trong tài liệu này có hoạt động tinh vi" hoặc "luôn sẵn sàng" nhắm vào các phương tiện truyền thông trực tuyến bất kì.
Qua danh mục này, một số công cụ gián điệp của GCHQ cũng cho thấy tham vọng thu thập và tác động vào thông tin trực tuyến, dữ liệu liên lạc của điện thoại di động, bao gồm trong đó cả email và mạng xã hội như Facebook. Trong một diễn biến tiêu cực, công cụ Clean Sweep được dự tính sẽ "diễu hành" trên tường Facebook cá nhân, giả mạo nội dung status từ phạm vi nhỏ của một cá nhân, tới phạm vi rộng khắp toàn quốc. Công cụ "Burlesque" có thể gửi tin nhắn SMS lừa đảo hay "Scrapheap Challenge" có thể giả mạo nguồn email gửi từ thiết bị BlackBerry. Một số công cụ khác được tạo ra để thay đổi thông tin trực tuyến và trên website. Công cụ "Underpass", trước đây được gọi là "Nubilo" nhằm thay đổi kết quả khảo sát online. "Bomb Bay" được dùng để đẩy thứ hạng website lên cao. "Gateway" giúp gia tăng số liệu người truy cập. "Slipstream" đẩy số lượng xem bài viết. Còn “Gestator” được sinh ra để nhúng một số tin nhắn, video đặc biệt trên Youtube hoặc các nền tảng đa phương tiện khác.
Danh mục cũng tiết lộ những nỗ lực đo đếm mức độ tuyên truyền khủng bố và quân nổi dậy. “Bumpercar” đại diện cho một hệ thống tự động có thể báo cáo các video liên quan tới khủng bố, nhằm mục đích xóa bỏ các dạng video này trên Youtube. Một công cụ khác có tên “Siverlord” nhắm tới các trang web chứa video để loại bỏ nội dung tương tự.
Một vài công cụ khác cũng nhằm hỗ trợ tuyên truyền chính trị bằng cách gửi email và tin nhắn hàng loạt. “Glitterball” xuất hiện với phần giới thiệu là “năng lực chơi game trực tuyến cho một số hệ điều hành nhạy cảm”. Công cụ này được cho là được gắn trong game “Second Life” vào tháng 7, 2012 bởi các cơ quan tình báo Anh.
Cho tới nay, nhiều người đã biết tình báo của chính phủ có đầy đủ công cụ nghe trộm điện thoại, Skype hay các công cụ gọi điện trực tuyến khác. Ví dụ, Cơ quan Anh ninh Quốc gia Mỹ vừa bị tiết lộ đã thu thập dữ liệu trực tuyến của các ông lớn Google và Yahoo, cũng như cách mà cơ quan này theo dõi dữ liệu địa lí qua điện thoại trên toàn thế giới. Song hành với thông tin này là sự tiết lộ về các hoạt động gián điệp của Cục Tình báo Anh và tham vọng của họ.
Theo PC World VN.
Bình luận