Trước đây, các chuyên gia từng ước tính rằng, tới 80% ADN của chúng ta thực hiện vai trò chức năng nào đó hay làm điều gì đó hữu ích cho cơ thể. Xác thực điều đó rất quan trọng vì nó sẽ giúp các nhà nghiên cứu y tế hướng tập trung vào ADN ẩn sau các căn bệnh, giúp đẩy nhanh nghiên cứu nhằm tìm ra những biện pháp chữa trị mới.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Oxford (Anh) đãn tiến hành so sánh ADN của loài người với ADN của rất nhiều động vật có vú khác và tìm kiếm những mảnh vật liệu di truyền vẫn như cũ sau hàng triệu năm tiến hóa. Sự không thay đổi được coi là dấu hiệu cho thấy, mảnh ADN đó đang thực hiện việc gì đó quan trọng.
Các chuyên gia khám phá ra rằng, rốt cuộc con người chỉ sử dụng khoảng 8,2% ADN. 91,8% còn lại là ADN "rác".
Tiến sĩ Gurton Lunter, người đứng đầu nghiên cứu, nhấn mạnh: "Phần lớn ADN chỉ tồn tại ở đó và không làm gì cả. Chúng chỉ choán chỗ".
Ông Lunter giải thích, ADN "rác" về cơ bản là ADN không mã hóa, tức là những thành phần không mã hóa các trình tự protein trong ADN của sinh vật. Chúng được coi là thứ còn sót lại của quá trình tiến hóa, rất giống ruột thừa, không làm điều gì có ích, nhưng cũng không gây hại cho chúng ta.
Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phát hiện, quan niệm phổ biến lâu nay rằng ADN chứa đầy gen là sai lầm. Trong thực tế, các gen chỉ tạo nên hơn 1% trong số 8% vật liệu di truyền hữu ích. Khoảng 7% ADN hữu ích còn lại dung chứa các công tắc kiểm soát những gen này.
Theo VietNamNet.
Bình luận