Năm 2004, chính quyền thành phố Munich, Đức đã quyết định từ bỏ Windows và chọn HĐH mã nguồn mở Linux (cụ thể là LiMux) cho hầu hết các máy tính của thành phố. Vào thời điểm đó, quyết định này được cho một cuộc cách mạng CNTT vì dùng Linux vừa rẻ hơn vừa đáng tin cậy hơn Windows. Sự kiện này được ví von với việc Bức tường Berlin trong ngành CNTT sụp đổ.
Tuy nhiên, sau mười năm sử dụng Linux, chính quyền thành phố này đã nhận ra rằng HĐH này không thật sự tốt như họ tưởng. Phó thị trưởng Schmid nói rằng tất cả các cơ quan trong bộ máy chính quyền thành phố đều "than trời" vì HĐH mà họ đang sử dụng. Họ nói năng suất lao động giảm khi sử dụng Linux.
Trong 10 năm qua có 15.000 máy tính ở Munich chạy Linux, chiếm 80% số máy tính ở đây.
Thời gian đầu, Linux vẫn đảm bảo tốt vai trò của mình khi công việc chỉ là chia sẻ với các máy tính trong hệ thống. Tuy nhiên, vấn đề phát sinh khi người dùng hệ điều hành Linux làm việc và chia sẻ tập tin với những người sử dụng các ứng dụng khác. Công dân và gần như tất cả các nhân viên ngoài Munich không đọc được các định dạng tập tin được tạo ra bởi những phần mềm nguồn mở.
Ngoài ra, ý tưởng sử dụng Linux rộng rãi nhằm tiết kiệm chi phí so với mức phi phải trả cho Microsoft để dùng Windows là sai lầm. Bởi vì thành phố đã phải thuê các lập trình viên cài đặt thêm những phần mềm cần thiết và sau đó phải trả tiền cho nhân viên để duy trì phần mềm.
Thành phố này hiện đang trong quá trình thành lập một tổ chuyên gia để xem xét chuyển đổi từ Linux sang Windows. Cũng theo Schmid, việc chuyển từ Linux sang Windows của Munich trước đây phần lớn có động cơ chính trị, nhằm vào Microsoft hơn là công dân thành phố. Ngay cả thị trưởng Dieter Reiter (thuộc phe đối lập với Schmid) cũng cho rằng công nghệ nguồn mở lạc hậu hơn so với Microsoft.
Nguồn Networkworld, Sueddeutsche.
Bình luận