Các nhà khoa học Trung Quốc vừa tìm ra cách tận dụng công nghệ được phát triển bởi Liên Xô trong thời kì chiến tranh lạnh có tên "siêu lỗ trống" (Supercaviation). Khám phá này được xem là bước tiến quan trọng, có vai trò lớn trong việc tạo ra tàu ngầm siêu âm với khả năng đi từ Thượng Hải đến San Francisco trong chưa đến hai tiếng.

Mặc dù ý tưởng này đã xuất hiện từ lâu, nhưng một nhóm các nhà khoa học tại Học viện công nghệ Harbin và Phòng thực nghiệm truyền nhiệt khẳng định rằng họ đã khám phá ra cách ứng dụng ý tưởng này lên tàu ngầm. Ông Li Fengchen, giáo sư về máy móc và kĩ thuật dưới nước giải thích rằng nhóm làm việc của ông đã biết cách để tạo ra "bong bóng", "bong bóng" này đóng vai trò bao bọc toàn bộ tàu ngầm và giảm sức cản của nước.

Trái ngược với không khí, nước tạo ra lực ma sát và lực cản rất lớn, điều này có nghĩa là các tàu ngầm thông thường không thể di chuyển nhanh bằng máy bay. Nhưng nếu lực ma sát và lực cản bị loại bỏ thì về lí thuyết mọi phương tiện di chuyển dưới nước đều có thể đạt vận tốc tương đương vận tốc của các phương tiện trên không.

Theo báo Bưu Điện Trung Quốc Buổi sáng, một quả ngư lôi "siêu lỗ trống" của Liên Xô có tên Shakval từng có khả năng đạt vạn tốc lên đến 370 km/h, tức là nhanh hơn rất nhiều so với các loại ngư lôi thông thường khác. "Về lí thuyết, một chiếc tàu ngầm với công nghệ Supercavitation có thể đạt vận tốc âm thanh khi di chuyển dưới mặt nước, tương đương với khoảng 5.800 km/h. Với tốc độ này, thời gian hành trình dưới nước sẽ được cắt giảm đáng kể, thời gian đi từ đầu này sang đầu kia của Thái Bình Dương chỉ mất khoảng 100 phút." Tin tức trên cho hay.

Lợi thế đã rõ, tuy nhiên công nghệ này lại phải đối mặt với hai vấn đề khác là việc chuyển hướng và tốc độ lúc xuất phát của tàu ngầm. Cụ thể, tàu ngầm sẽ gặp khó khăn khi chuyển hướng dưới mặt nước nếu vẫn sử dụng cơ chế bánh lái thông thường. Ông Li cho biết nhóm của ông cũng đã nghĩ đến việc sử dụng màng chất lỏng phủ bên ngoài tàu nhằm giúp tàu chuyển hướng.

Một vấn đề nữa của công nghệ này chính là lực đẩy của chân vịt, bởi công nghệ tàu ngầm hiện này không đủ hiện đại để đưa tàu ngầm đi xa với vận tốc cao.

Vài quốc gia khác hiện cũng đang phát triển các dự án tương tự, tuy nhiên tiến độ của các dự án này không được tiết lộ bởi chúng được xem là bí mật quân sự.

Theo Autopro.




Bình luận

  • TTCN (0)