Tạp chí Science vừa đăng một nghiên cứu của trường ĐH Harvard (Mỹ) đã chỉ ra rằng, tại Trung Quốc các cá nhân có thể nói bất cứ điều gì họ muốn trên các phương tiện truyền thông xã hội tại Trung Quốc mà không phải lo sợ bị cơ quan chức năng nước này kiểm duyệt cũng như phạt tội. Tuy nhiên, nếu như cùng đồng hành với một nhóm hoặc một tập thể nào đó lên tiếng phản đối về một vấn đề hay ủng hộ một luận điệu nào đó thì sẽ nhanh chóng bị "bịt miệng" một cách bí mật.
Điều này có thể hiểu một cách dễ dàng hơn là nếu một người TQ nào đó viết hay đăng những bài viết kích động, phản đối hay bôi xấu thậm chí là các lãnh đạo nước này cũng sẽ chẳng bị làm sao nhưng nếu người này viết tuyên truyền, ủng hộ một cuộc biểu tình nào đó theo số đông chống lại các chính sách của lãnh đạo thì sẽ nhanh chóng bị kiểm duyệt tức khắc.
Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng đưa ra một kết luận khá tích cực rằng, nhờ có tự do ngôn luận trên Internet mà các nhà lãnh đạo TQ cũng đã nhận được khá nhiều các phản hồi trái chiều từ người dân, qua đó cũng sẽ giúp họ có thể làm mới và sửa đổi một số khuyết điểm không đáng có đã gây ra.
Được biết, để có thể thực hiện nghiên cứu trên, những người thực hiện đã phải "tìm hiểu" trên nhiều tài khoản trên các trang truyền thông mạng xã hội bằng cách tải các bài viết đã được đăng tải trước khi bị chính phủ kiểm duyệt. Sau đó, các nội dung được đăng tải sẽ được phân loại và sắp xếp một cách ngẫu nhiên tới từng tài khoản. Kết quả khá bất ngờ khi đội ngũ nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những nội dung bài viết sau khi có sự tham gia của các tài khoản đã được kiểm duyệt từ một mạng lưới máy tính toàn cầu.
Ngoài ra, trong phần thứ hai của kết quả, các nhà nghiên cứu cũng cho biết đã tiến hành phỏng vấn bí mật những người ngoài cuộc để bổ sung thêm cho một nghiên cứu quan sát. Theo đó, họ đã phải mua một URL, thuê không gian máy chủ và liên hệ với một số công ty Trung Quốc để mua được các phần mềm tương tự được sử dụng bởi các trang web truyền thông xã hội. Và các phần mềm đó được khẳng định như là công cụ kiểm duyệt truy cập mà chính phủ Trung Quốc bắt buộc người dùng phải có để tiện quản lí.
Nguồn Techinasia, Sciencemag.
Bình luận