Giả sử có một loại phần mềm mà nó quá phổ biến, đâu đâu cũng có, ai ai cũng dùng và có thể lấy nó về sử dụng một cách tự do thoải mái. Giả sử phần mềm đó cũng phù hợp tuyệt vời với các tiêu chuẩn, đến nỗi mà nó chẳng cần bất cứ một bí mật độc quyền nào để hoạt động được. Phần mềm đó sẽ trở thành ứng cử viên sáng giá cho mã nguồn mở, đúng không?
Mô tả trên đây đúng là phù hợp tuyệt vời đối với các trình duyệt web. Ấy thế mà, bất chấp mọi điều kiện đều thoả mãn cho nó, Opera Software vẫn không chịu để cho trình duyệt của mình được ra với cộng đồng mã mở!
"Chúng tôi ủng hộ mã nguồn mở bằng cách cống hiến một trình duyệt tốt hơn cho Linux", CTO của Opera Hakon Wium Lie nói tại văn phòng Infoworld. "Nhưng chúng tôi chưa tìm ra một mô hình kinh doanh nào sở dĩ cho phép chúng tôi cung cấp [trình duyệt] mã mở một cách hoàn toàn."
Gần đây, các tin tức nóng hổi về trình duyệt đều đang xoay quanh Firefox, phần mềm mã mở tiêu biểu. Với cái đà này thì chúng ta nghĩ, dĩ nhiên bất kì đối thủ nào của Firefox muốn cạnh tranh được, cũng sẽ tiến tới công khai mã nguồn của mình mà thôi.
Tuy nhiên, nếu bạn trông vào thị trường thì thấy ngay, hầu hết các trình duyệt hiện có đều đang đóng kín cửa. Internet Explorer thì không nói làm gì, ngay cả Safari, được xây dựng dựa trên một kiến trúc nhân nguồn mở, cũng có những thành phần thuộc quyền sở hữu riêng.
Opera có thể cạnh tranh trong cuộc chiến chạy đua với Firefox chính nhờ vào những giá trị mang tính kĩ thuật cơ bản của nó. Lấy ví dụ, Opera từng tự hào vì sự tương thích với các chuẩn mực của CSS tốt nhất so với các trình duyệt khác.
"Tôi đã tham gia vào đội ngũ của Opera khi tôi thấy Opera có thể thực hiện đầy đủ các chuẩn CSS trong 3 tháng, điều mà Netscape và Microsoft phải làm trong 3 năm", Lie nói.
Nhưng có lẽ lợi thế cạnh tranh lớn nhất đến từ những ý tưởng xây dựng Opera từ những ngày đầu. Lúc đó, Opera được xây dựng dựa trên những đoạn mã rất gọn gẽ và có tính mô-đun, đặc biệt khi so sánh với cấu trúc cây mã nguồn dài thượt của Mozilla.
"Opera đã không có đủ nhân lực để truyền bá nó", Lie chua cay nói.
Nhờ những dòng mã được xắp xếp một cách hợp lí, Opera có thể tạo ra 3 phiên bản của mỗi bản được phát hành, như những phiên bản nhỏ được xây dựng để bán cho các nhà sản xuất điện thoại di động và các thiết bị tích hợp khả năng duyệt web khác. Đây là nguồn thu đáng kể trong kinh doanh hiện tại của Opera.
Nhấn mạnh đến lợi thế kĩ thuật của Opera, có lẽ Lie đã đúng khi nói không dễ dàng gì có thể chuyển Opera thành trình duyệt mã mở hoàn toàn được. Nếu Opera tiết lộ những kĩ thuật này ra thì mô hình lợi nhuận nào sẽ được áp dụng đây?
Mô hình kinh doanh dựa trên phần mềm mã mở truyền thống là cho không sản phẩm rồi thu lợi từ các dịch vụ cộng thêm và hỗ trợ xoay quanh sản phẩm đó. Mặc dù nó có tác dụng đối với những thứ phức tạp như các bản phân phối Linux, không có nhiều yêu cầu hỗ trợ đến từ những sản phẩm hết sức thân thuộc như trình duyệt.
Một số công ty khác như MySQL, cung cấp phần mềm mã mở dưới dạng giấy phép đôi. Một phiên bản mở hoàn toàn được sử dụng cho các mục đích thông thường, nếu dùng cho mục đích thương mại thì người ta mới phải trả tiền. Nhưng những cơ sở dữ liệu dạng quan hệ như MySQL thường thường được tích hợp vào những sản phẩm lớn hơn, làm cho nó trở nên trái với các điều khoản của giấy phép mã nguồn mở. Ngược lại, trình duyệt lại là tiện ích hoạt động một cách độc lập. Và vì vậy chẳng có gì có thể ngăn chặn những nhà sản xuất điện thoại di động không dùng phiên bản đã được mã nguồn mở hoá cả.
Hoàng Hoan (Theo Computerworld New Zealand)
Bình luận
"Opera đã không có đủ nhân lực để truyền bá nó", Lie chua cay nó
Đúng thế thật: trong khi IE được tích hợp vào Window, Safari thì đi liền với MacOS, FireFox là mã nguồn mở ngày càng được nhiều người ưa chuộng và được quảng bá rộng rãi thì Opera chỉ bó hẹp với 1 số ít người dùng và chưa có được 1 chiến lược Maketting đủ tốt để nhiều người dùng biết đến khả năng của Opera
Opera rất tuyệt! Ai đã thích rồi thì khó bỏ.
Tiếc rằng không nhiều người biết đến nó.
Có ai hiểu về mô hình kinh doanh của Firefox không nhỉ?
Thế tại sao Mozilla làm đc mà Opera Software lại không?
-----------
Tôi đã dùng Firefox nhiều năm nay. Còn Opera thì mới gần đây. Opera thì nhanh và ít hao tài nguyên như Fx.
Hồi trước tôi hay phát kùn vì FX load (start-up) quá chậm. Fx3 có cải thiện tốc độ đáng kể đấy. Nhưng vẫn thua xa O9.5.
Mình cũng đang xài Opera vote cho một phiếu.
Không hao tài nguyên mà rất mượt mà!!!
Mô hình kinh doanh Firefox chính là Google trả tiền (hay lịch sự hơn thì gọi là tài trợ) để được tích hợp sẵn làm search toolbar. Google hàng năm phải chi hàng chục triệu USD cho Mozilla.
Opera ngày xưa là muốn bán web-browser (giống như phiên bản di động vậy đó) nhưng thấy ko khả thi.
Hãy thử tưởng tượng: có một site giống như ://add-ons.opera.com thì sao nhỉ?
Tôi cũng thíc O ở chỗ: áp dụng ext-addons rất nhanh.
Thay Skin gần như ngay lập tức! Chẳng cần phải mỗi lần mỗi restart như Fx. Mà Fx thì khởi động 'nhanh' phải biết!!
@minh dat: bạn nói đúng lắm, khi trước, mình rất "kết" firefox, cứ lên net là lúc nào cũng dùng firefox. Sau đó xài Opera, dần xài quen rồi thì đúng làm không bỏ được. Firefox xài ít hẳn đi.
@Nguyễn Hoàng Hoan: Mặc dù Opera cũng có addons (gọi là Widgets) nhưng nó khó sánh bằng Firefox về khoản addons được. Chỉ cần Opera thừa kế được điều đó thì nó là số 1.