Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Viên đã tìm ra một mối tương quan giữa số giờ nắng chiếu và tỉ lệ tự tử. Họ phát hiện các vụ tự tử tăng lên trong một ngày nắng đặc biệt, trước đó khoảng 14-60 ngày thì tỉ lệ này giảm.
Serotonin (hay còn được biết đến là Hydroxytryptamine-5, 5-HT) là một chất dẫn truyền thần kinh được phát hiện vào năm 1935 bởi nhà khoa học người Ý Vittorio Erspamer. Nó đóng một vai trò quan trọng trong việc quy định học tập, tâm trạng, giấc ngủ, kiểm soát mạch máu. Nó cũng liên quan đến sự lo âu, đau nửa đầu, nôn và chán ăn.
Các nhà nghiên cứu khảo sát hơn 69.000 vụ tự tử trong vòng 40 năm ở Áo và số giờ nắng từ ngày 1/1/1970-6/5/2010. Số giờ nắng được đo từ 86 trạm khí tượng. Họ phát hiện ra rằng, trong mỗi ngày nghiên cứu, số giờ nắng và số lượng các các vụ tự tử có sự tương quan rất cao.
Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy một mối quan hệ mạnh mẽ giữa tỉ lệ tự tử ở phụ nữ và số giờ nắng. Đối với nam giới, tỉ lệ tự này thấp hơn mặc dù ánh nắng mặt trời kéo dài mạnh hơn.
Nguyên nhân chưa được lí giải chính xác, nhưng các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng ánh sáng tương tác với serotonin, một chất dẫn truyền thần kinh ở người và động vật gây ảnh hưởng đến tâm trạng. Điều này có nghĩa là tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể làm thay đổi nồng độ serotonin dẫn đến những hành vi và cảm xúc bất thường.
Nghiên cứu của Đại học Viên đã được đăng trên tạp chí tâm thần JAMA Psychiatry.
Nguồn Dailymail.
Bình luận