Báo cáo dựa trên đánh giá 1211 ứng dụng khác nhau được thực hiện bởi tổ chức Global Privacy Enforcement Network (GPEN), một liên minh các quan chức bảo mật từ 19 quốc gia, bao gồm cả Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kì.
Các quan chức phát hiện ra rằng 60% ứng dụng dấy lên lo ngại về bảo mật, dựa trên ba tiêu chí: không tiết lộ cách sử dụng thông tin cá nhân; yêu cầu người dùng cung cấp nhiều dữ liệu cá nhân khi tải về các ứng dụng; và chính sách bảo mật quá yếu để có thể đoán được trên màn hình điện thoại.
Bản báo cáo cho biết, khoảng 30% ứng dụng được xem xét rơi vào nhóm thứ nhất, không có biện pháp bảo mật thông tin dưới mọi hình thức. Tiếp theo 31% ứng dụng yêu cầu truy cập dữ liệu cá nhân như ID thiết bị, vị trí, địa chỉ liên lạc, lịch và các bản ghi cuộc gọi mà không giải thích lí do tại sao thông tin này cần thiết cho các ứng dụng hoạt động. Trong khi đó 43% ứng dụng không điều chỉnh tiết lộ riêng tư trên màn hình.
Trong số các dữ liệu cá nhân được yêu cầu, thường gặp nhất là vị trí người dùng, 32% các ứng dụng yêu cầu xem đây như một điều kiện tải về.
Bản báo cáo không đề cập tên các ứng dụng cụ thể, cũng không nói đến các ứng dụng được chọn ngẫu nhiên hay phổ biến hoặc các yếu tố khác.
Nguồn Nhật báo Phố Wall.
Bình luận