Nhà mạng này cũng khuyến cáo người dùng nên sử dụng Internet quốc tế cho các dịch vụ quan trọng của mình. Các dịch vụ khác nên chuyển sang các hướng trong nước để tối ưu hoá dung lượng truyền tải. Ngoài ra, việc liên lạc, trao đổi thông tin đi nước ngoài của khách hàng theo hướng Việt Nam đi quốc tế như dịch vụ web, e-mail, thoại, video… sẽ bị ảnh hưởng do lưu lượng chuyển sang các hướng dự phòng và có khả năng gây nghẽn. Tuy nhiên, các giao dịch, trao đổi thông tin trong nước không bị ảnh hưởng.
Nhà mạng FPT cho biết, ngay khi cơn bão Kalmaegi suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, đơn vị điều hành tuyến cáp quang biển quốc tế AAG (Asia America Gate Way) đã khẩn trương lên lịch hàn nối cáp. Vào 20 giờ ngày 29/9, tàu sẽ đến vị trí cáp lỗi. Cáp sẽ bắt đầu được hàn vào 22 giờ ngày 1/10. 4 giờ sáng ngày 3/10, cáp sẽ được hàn nối xong. Dự kiến đến 7 giờ sáng ngày 4/10, đơn vị sẽ hoàn tất việc chôn cáp xuống đáy biển, kết thúc công việc sửa chữa. Khi đó, 100% kênh truyền sẽ được khôi phục.
Để giảm thiểu ảnh hưởng đến người dùng, trong thời gian qua, các nhà mạng cũng liên tục mở rộng băng thông quốc tế nhằm tăng thêm dung lượng sử dụng.
Sự cố đứt cáp quang AAG diễn ra vào lúc 23 giờ 41 phút ngày 15/9. Vị trí đứt được xác định trên đoạn S1I, cách trạm cập bờ Hong Kong 64 km. Theo VNPT, sự cố này gây sụt giảm khoảng 40% dung lượng băng thông Internet quốc tế từ Việt Nam đi Hong Kong, Mỹ của tất cả các nhà mạng tại Việt Nam đang khai thác trên tuyến cáp này.
Theo Zing.
Bình luận