Ảnh minh họa

Ngày nay, hầu như bất cứ ai khi đi ra đường đều mang theo mình hàng loạt thiết bị di động với “tiêu chuẩn” thường là điện thoại thông minh, máy tính bảng và tương lai có thể là cả đồng hồ thông minh và một số “món” khác. Những món đồ này đều có một đặc điểm chung là tiêu thụ điện.

Trong bối cảnh điện thoại có màn hình ngày càng to, cấu hình ngày càng “khủng”, các dòng máy với chỉ vài tiếng sử dụng pin cho 3G hay chơi game đồ họa 3D là không hiếm. Chính vì thế, pin dự phòng đã nhanh chóng trở thành một phụ kiện đi kèm quan trọng với người dùng … song song với vỏ bảo vệ hay tai nghe, cáp… Tuy nhiên, bạn có biết rằng nếu chọn lựa không cẩn thận, pin dự phòng sẽ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ trong việc sử dụng và có thể hạ gục chính thiết bị di động của bạn ? Dưới đây là những sai lầm mà người tiêu dùng thường gặp khi tìm kiếm một bộ pin dự phòng cho riêng mình.

1. Giá rẻ là trên hết?

Ảnh
Bạn nên chọn một bộ pin sạc với dung lượng vừa đủ dựa trên thực tế sử dụng hàng ngày của mình!

Thực tế, không phải tất cả các loại pin dự phòng đều có chất lượng như nhau. Nhiều dòng sản phẩm dùng cả các loại lõi pin dạng refurbish để giảm giá thành và tăng lợi nhuận. Thêm vào đó, chất lượng của các lõi pin cũng rất khác biệt kể cả khi chúng là “hàng mới”. Chính vì thế, cùng một mức dung lượng ngoài nhãn, khả năng sạc của mỗi loại pin có thể sẽ rất khác nhau và nếu bạn thấy cục pin 10.000 mAh của mình có thể không dùng hiệu quả bằng loại 5.000 mAh của người thân, cũng đừng quá ngạc nhiên. Tham khảo tại một số cửa hàng, đôi khi có những loại pin 20.000 mAh với mức giá chưa tới 500.000 VNĐ – mức ấn tượng tới độ…đáng ngại.

2. Quá đam mê dung lượng

Một trong những sai lầm thường gặp nhất của người mua pin dự phòng chính là quá tập trung vào dung lượng. Thực tế, lí do chính của việc sắm pin dự phòng chính là để mang đi lại dễ dàng. Như thế, sẽ thật khôi hài nếu cục pin bạn mang theo còn nặng hơn cả chiếc điện thoại hay thậm chí là phablet của bạn. Đây là điều xảy ra rất thường xuyên trên thực tế. Hơn thế nữa, pin có dung lượng lớn thường mất rất nhiều thời gian để tự sạc đầy – điều gây nhiều phiền toái trong sử dụng.

Một thắc mắc nhiều người thường đặt ra là liệu họ có thể sạc lại pin dự phòng bằng cục sạc đi kèm điện thoại hay không. Câu trả lời tùy thuộc vào chất lượng bo mạch của pin dự phòng – thứ không hề giống nhau đối với mỗi sản phẩm. Bạn nên tham khảo kĩ tài liệu đi kèm của mỗi loại pin dự phòng để có câu trả lời chính xác. Thông thường, các loại pin dự phòng chất lượng tốt sẽ không gặp vấn đề gì khi dùng với sạc đi kèm điện thoại.

3. Lãng quên yếu tố thương hiệu

Ảnh
Hầu hết các thương hiệu công nghệ thông dụng hiện tại đều có sản phẩm pin dự phòng của riêng mình.

Nếu hỏi một ai đó về việc họ sẽ chọn thương hiệu nào khi mua pin dự phòng, rất nhiều trường hợp bạn sẽ nhận được câu trả lời theo kiểu: “chỉ là cục pin thôi mà, loại nào chẳng được!”. Đây là điều không hợp lí. Tương tự như nhiều thiết bị số khác, pin dự phòng cũng tuân thủ quy luật “tiền nào, của nấy”. Những sản phẩm đến từ các thương hiệu có uy tín luôn có độ tin cậy cao hơn những sản phẩm “no name”. Hiện tại, thị trường không thiếu những thương hiệu pin dự phòng loại tốt và bạn chẳng việc gì phải đầu tư vào những sản phẩm kém chất lượng. Hơn nưa, giá của các sản phẩm thương hiệu thường cũng không phải quá cao so với mặt bằng tiêu dùng nói chung.

4. Chất lượng dây cắm đi kèm

Ảnh
Chất lượng dây cắm đi kèm với pin dự phòng là điều khá quan trọng nhưng lại thường bị xem nhẹ!

Đây là tiêu chí cực kì quan trọng cũng thường xuyên bị “quên”. Nhiều bộ pin dự phòng thường tặng kèm dây cáp với nhiêu đầu ra cho người dùng. Những đầu cắm này không phải lúc nào cũng là tốt và thậm chí có thể gây ra hiện tượng đoản mạch và hỏng chân sạc của điện thoại, máy tính bảng một khi vật liệu chế tạo chúng xuống cấp sau một thời gian sử dụng. Chính vì thế, trừ khi bạn mua pin dự phòng từ các thương hiệu uy tính, nếu không hãy sử dụng dây cắm đi kèm với thiết bị di động của bạn để đảm bảo an toàn tối đa.

5. Pin sạc đâu phải không cần các tính năng!

Không hiếm người dùng cho rằng một sản phẩm pin sạc chỉ đơn giản là các viên pin nối lại với nhau để truyền điện tới thiết bị di động mà thôi. Điều này cực kì nguy hiểm bởi thực tế một bộ pin sạc – cũng như một cục nguồn – nếu có chất lượng cao và đủ khả năng bảo vệ an toàn cho điện thoại hay máy tính bảng của bạn, nó phải có đầy đủ các tính năng an toàn về điện. Trong đó, những tính năng thông dụng có thể kể tới như: Chống đoản mạch: giữ cho thiết bị của bạn không bị cháy khi hiện tượng đoản mạch xảy ra.

Chống sạc quá ngưỡng: Tránh chai pin của thiết bị khi sạc quá lâu. Tính năng này sẽ tự động ngắt điện sạc khi pin của điện thoại hay máy tính bảng đã đầy. Nó cũng giúp tiết kiệm năng lượng của chính pin dự phòng.

An toàn nhiệt độ: quá trình sạc pin bất kể theo chiều nào đều luôn sinh nhiệt và sự hiện diện của tính năng này sẽ đảm bảo tránh cho bạn thảm họa.

Ảnh
Các tính năng an toàn sẽ là dấu hiệu cho thấy một bộ sạc có tốt hay không?

Ngoài các tính năng cơ bản trên, những bộ sạc cao cấp thường có kèm cả tính năng chống quá tải dòng (cả hiệu điện thế lẫn công suất dòng điện), chống pin tự xả khi cất giữ lâu (rất hữu ích nếu bạn tích trữ điện trước cho các hành trình xa hoặc cất trong tủ lâu bất chợt cần dùng tới)…

6. Công suất dòng sạc không đúng với tem nhãn

Ảnh
Dòng sạc ra rất quan trọng – đặc biệt là mức thực tế phải đúng với mức mà nhà sản xuất công bố.

Nhiều pin sạc (thường là các hãng không tên tuổi) có dòng sạc ra không đủ đáp ứng yêu cầu với thiết bị di động của bạn. Không chỉ khiến thời gian sạc tăng lên, điều này cũng khiến bạn gặp rất nhiều khó chịu trong quá trình sử dụng – ví dụ như sạc chập chờn hay không thể vừa sạc vừa dùng máy được (pin vẫn tụt dù đang cắm sạc).

Với pin hiện tại, bạn nên đảm bảo nó có thể cấp dòng 2,1A (có thể là 2.0A tùy vào cách công bố của nhà sản xuất) bởi chưa cần tới máy tính bảng, nhiều dòng điện thoại cỡ lớn như Galaxy Note hiện nay đều yêu cầu dòng sạc cỡ lớn – đặc biệt là các loại máy có tính năng sạc nhanh. Lưu ý: một trong những dấu hiệu cho thấy bộ sạc có dòng ra “chuẩn” chính là chứng nhận UL của Mỹ.

8. Ngoại hình – tưởng dễ mà khó

Một yếu tố cuối cùng dù không quá quan trọng nhưng lại thường hay bị bỏ qua và có thể gây … mất vui trong quá trình sử dụng về lâu dài đó chính là thiết kế của pin sạc. Từ chỗ chỉ là những khối hình hộp cứng nhắc, ngày càng có nhiều sản phẩm với thiết kế thời trang ra đời. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy những mẫu rất phù hợp với kiểu dáng iPhone hay với nhiều dòng điện thoại khác. Thiết kế vỏ của chúng cũng rất đa dạng với nhiều hình dáng, họa tiết trang trí khác nhau – thậm chí là các mẫu cho phái nữ. Vì thế, một khi đã đầu tư, hãy đảm bảo bạn tậu cho mình một thứ vừa mắt và hợp tông với “hành trang di động” của mình.

Nhiều người thường tình toán một cách trực quan về dung lượng khi cho ràng pin 4.800 mAh có thể sạc 3 lần cho một điện thoại có pin 1600 mAh.

Điều này thường khong đúng vì khả năng sạc còn tùy thuộc vào chất lượng cell pin bên trong pin dự phòng, dung lượng thực của chúng, thiết kế bo mạch pin dự phòng cũng nhu quá trình sạc. Con số như 4800 mAh chỉ cho biết thời gian mà thiết bị di động có thể lấy nguồn từ pin dự phòng mà thôi.

Theo Vnmedia.




Bình luận

  • TTCN (0)