Windows Vista khởi đầu bằng những tràng pháo tay lẻ tẻ và sau đó là doanh số phát triển chậm chạp. Cho đến ngày 30/6 vừa qua, Microsoft chính thức chấm dứt phát hành Windows XP, buộc mọi người nâng cấp phần cứng và chuyển sang Vista. Tuy nhiên, nếu muốn, bạn vẫn có thể chi thêm tiền để hạ cấp xuống hệ điều hành Windows XP. Do đó, nếu bạn tìm một giải pháp kinh tế và hợp lí, chẳng cần chờ đợi hay tìm kiếm xa xôi, hãy dùng Linux.
Hầu hết những phiên bản Linux, kể cả mới nhất, đều được phát hành miễn phí, dễ cài đặt và dễ tùy biến. Ngoài ra chúng tương thích với hầu tất cả các phần cứng hiện có của bạn mà không cần phải được nâng cấp, kèm theo một "kho báu" những ứng dụng và tiện ích.
Đối với một công ty, có thể bạn đã có một chuyên gia Linux trong đội ngũ nhân viên, nếu không, bạn có thể trả phí hỗ trợ kĩ thuật với mức thấp hơn nhiều so với chi phí cho Microsoft. Việc chuyển đổi từ Windows sang Linux có thể sẽ tốn kém một khoản ban đầu để đội ngũ nhân viên của bạn làm quen với hệ thống mới, nhưng hẳn bạn sẽ tiết kiệm được một khoản lớn trong tương lai.
Không License, không chi phí, không vấn đề
Bạn có thể mua sản phẩm Linux thương mại đi kèm với hỗ trợ kĩ thuật, nhưng hầu hết các phiên bản Linux đều miễn phí dưới những điều khoản mã mở GNU General Public License. Một khi bạn đã lựa chọn phiên bản Linux phù hợp (liệt kê dưới đây), bạn có thể tài về, ghi ra DVD và cài đặt lên bất kì hệ thống nào bạn muốn. Phí license là không, so với 300 USD cho mỗi máy của Windows Vista Business Edition phiên bản đầy đủ. Ngoài ra, với Linux bạn không phải thực hiện quá trình kích hoạt phiền phức trước khi sử dụng như với Windows.
Thêm vào đó, bạn có thể lựa chọn một vài trong số hàng ngàn ứng dụng miễn phí dành cho Linux. Ví dụ như để soạn thảo văn bản, bạn có OpenOffice.org đi kèm với hầu hết các phiên bản Linux. Tuy không đầy đủ tính năng tương quan với Microsoft Office, OpenOffice.org hoàn toàn có thể thực hiện được bất kì nhiệm vụ nào mà bạn đặt ra, và bạn không phải trả 500 USD cho mỗi máy như đối với Office Professional 2007. OpenOffice.org không có chức năng tương tự Microsoft Outlook, nhưng đi kèm Linux bạn luôn có Evolution PIM miễn phí của Novell.
Một số ứng dụng điển hình Windows như AutoCAD và Photoshop vẫn chưa có phần mềm thay thế hoạt động trên Linux, và trong một số trường hợp như thế này, vẫn đáng để bạn bỏ ra 800 USD cho Windows và Office. Bên cạnh đó, rất nhiều ứng dụng cho Windows hoạt động được trên Linux với tốc độ chấp nhận được thông qua tiện ích Wine có hầu hết trên các bản Linux. Cho những ứng dụng không chạy được trên Wine, bạn có thể cài một bản Windows trên Linux nhờ tiện ích máy ảo, như KVM (Kernel-based Virtual Machine, xây dựng trên nhân Linux) hay VMWare Server, hoặc cài Windows song song (dual-boot) với Linux.
Trong mỗi phiên bản Linux, những ứng dụng máy chủ cũng thường được đi kèm, trong đó có Apache Web Server, bộ quản lí cơ sở dữ liệu MySQL, máy ảo, và hỗ trợ những ứng dụng quản lí cơ sở dữ liệu và CRM từ những công ty có tiếng như Oracle, Sybase, và SAP. Phần mềm quản trị mạng Samba có những tính năng tương tự như những tính năng của Windows Server, và phần mềm này hoàn toàn miễn phí, so với giá ban đầu của Windows Server 2008 là 999 USD. Bạn có thể thay thế ngay cả Microsoft Exchange Server đắt đỏ bởi Zimbra Collaboration Suite mã mở.
Một điểm quan trọng trong việc lựa chọn hệ điều hành mà mọi người đều quan tâm, đó là vấn đề bảo mật. Tất nhiên, Linux không thể miễn dịch một cách kì diệu đối với virus, worm và những tấn công qua mạng khác. Nhưng một thực tế rõ ràng rằng đa số những cuộc tấn công hiệu nay đều nhằm vào Windows và những ứng dụng trên Windows.
Đừng lo lắng đến giao diện
Mỗi phiên bản Linux đều có đặc điểm riêng của nó, những khác biệt chủ yếu giữa chúng là sự thân thiện của bản cài đặt, cách người dùng tương tác với các tiện ích, ứng dụng và sự thuận tiện khi nâng cấp.
Hiện nay có hai phiên bản quản lí giao diện người dùng dạng cửa sổ phổ biến cho Linux là Gnome và KDE. Hầu hết những bản Linux đều được cài sẵn một trong hai ứng dụng này, trong đó Ubuntu sử dụng Gnome và OpenSuSE sử dụng KDE. Tuy nhiên, bạn có thể cài đặt cả hai, hay nhiều nữa trong số hàng tá ứng dụng tương tự để so sánh và chọn cái phù hợp với mình nhất. Nhiều chương trình quản lí giao diện như Xfce và Blackbox yêu cầu ít bộ nhớ và cấu hình đồ họa hơn Gnome và KDE, phù hợp với những hệ thống đời cũ. Một số phiên bản Linux cơ bản và gọn nhẹ như Puppy Linux, có thể tạo sức sống cho những chiếc máy thuộc loại cổ lỗ nhất.
Những phiên bản Linux đồng thời khác nhau về việc tương thích phần cứng, đặc biệt quan trọng là các thiết bị kết nối không dây và thiết bị hiển thị. Có lẽ cách đơn giản nhất để kiểm tra độ tương tác của các thiết bị phần cứng của bạn là sử dụng live-CD Linux thay vì thử cài đặt chúng trên hệ thống. Ubuntu, OpenSuSE, Gentoo và nhiều phiên bản Linux khác đều có live-CD để bạn dùng thử.
Bạn sẽ được hỗ trợ nếu cần
Một thực tế về hỗ trợ kĩ thuật của các hệ điều hành hiện nay là chúng khá đắt đỏ, cho dù là hỗ trợ từ Microsoft, Apple, Novell, hay Canonical. Một phiên bản Windows Vista đi kèm với 90 ngày hỗ trợ kĩ thuật miễn phí (phí đã trả kèm license) qua điện thoại, email hay chat kể từ ngày kích hoạt đầu tiên. Sau đó, bạn sẽ phải thanh toán 60 USD cho Microsoft với mỗi lần hỗ trợ.
Những phiên bản Linux thương mại cũng đi kèm những hỗ trợ kĩ thuật như vậy nhưng ít tốn kém hơn. Phiên bản 60 USD của Novell OpenSuSE 11.0 đi kèm 90 ngày hỗ trợ kĩ thuật. Về mặt dài hạn, bạn có thể sử dụng SuSE Linux Enterprise Desktop (phiên bản 10 hiện nay) với 50 USD mỗi năm, hoặc chọn Ubuntu và kí hợp đồng hỗ trợ kĩ thuật với Canonical ở giá khởi điểm là 250 USD mỗi năm.
Nếu bạn đã từng làm việc mà không cần đến sự hỗ trợ kĩ thuật cho Windows, một năm hỗ trợ kĩ thuật có lẽ là tất cả những gì bạn cần cho Linux. Những người sử dụng Ubuntu thường nói rằng, bạn chỉ cần "google" để tìm kiếm hỗ trợ kĩ thuật, bạn sẽ tìm thấy chính xác câu trả lời mình cần trên forum của Canonical.
Linux rất khác so với Windows, nhưng cũng không phải quá xa lạ như là một dạng "ngoài hành tinh". Những gì bạn đầu tư để rời bỏ những thứ xa xỉ như Windows và Office sẽ nhanh chóng đạt hiệu quả. Quan trọng hơn, bạn sẽ có thể tự do sử dụng hệ thống, lựa chọn ứng dụng và sử dụng thiết bị theo ý mình.
Quang Trung (theo PC World)
Bình luận
Nhiều khi nó thuộc về thói quen, ngại thay đổi, trong khi đó mọi người xung quanh mình cũng dùng Windows nên dễ dàng tương tác hơn.
Nhung bai viet nhu the nay la rat can thiet de thu hut moi nguoi den voi Linux va nhung phan mem ma~ nguon mo*~ ma` theo toi la tuong lai cua cong nghe tin hoc.
Đã sử dụng nhưng không thành công.
Mình là quản trị mạng của một công ty, cái mính muốn không chỉ là nghiên cứu về nó và tiếp đến là sử dụng nó, mà cái mình muốn là thay toàn bộ hệ điều hành này vào trong công ty, có thể là sẽ phải mệt một thời gian nếu nó khả thi, nhưng còn server thì sao?. không đơn giản chút nào cả, chắc là phải hỏi ý kiến của Bro Quang Trung xem có cách nào đó tốt nhất và con đường nào là khả thi nhất, Bro có thể sent cho mình một cái guide nào đó dạy sử dụng linux ubuntu không.? cái khó khăn nhất đó là không biết sử dụng nó một cách thành thạo. thì làm sao mà dám mạo hiêm? chẳng hạn: muốn đăng nhập domain thì phải làm sao. Thân .
Simon.
Một thực tế là ngay cả những kỹ thuật viên cũng ngại chuyển sang linux bởi khi qua linux, họ cũng chỉ là gà mờ như người khác. Tôi cũng đã từng phải cài đi cài lại Ubuntu 7.04 8 lần trong vòng 1 tháng (vì vọc quá nên lỗi tè le) để thực sự làm quen được với linux và không sợ những lỗi kỹ thuật về nó nữa.
Bạn là quản trị, là kĩ thuật viên, điều đó không có nghĩa là bạn có thể quản trị, hay ít nhất, sử dụng Linux dễ dàng Cái gì cũng phải học. Nếu một admin không có kiến thức rất tốt về Linux, thì tốt nhất cứ sử dụng hệ thống Windows ở công ty đi. Trong lúc đó, hãy nghiên cứu các giải pháp miễn phí tương đương ở Linux, nhưng thực sự mà nói, giải pháp SSO (Single Sign On) của Linux thua Windows khá nhiều (cái này nghe lỏm chuyên gia nói thôi).
Linux có thể dùng LDAP để chứng thực, Fedora Directory thay cho Active Directory, ??? (tìm không ra) thay cho Exchange, Samba thay cho Domain controller, blabla... Ở KTX trường cũ của tôi, từ khoảng 15 năm trở lại, SV dùng toàn bộ Linux (Debian) để quản lí hệ thống hơn chục máy chủ và 500 máy của sinh viên, mọi thứ khá trơn chu. Lúc đó tôi lười tham gia nên giờ chẳng biết gì để giúp bạn Người quản trị mạng không phải chỉ biết sử dụng, mà còn biết cài đặt (vận hành) và theo dõi hệ thống nữa.
@simon: Mình không làm quản trị mạng nên không giúp được bạn nhiều lắm. Về guide cho ubuntu thì có khá nhiều, cái mình thấy đầy đủ nhất có lẽ là:
http://bit.ly/daDiaU
Chúc bạn thành công!
Linux cũng là phần mềm mã nguồn mở, không biết có giống mấy cái NS2,,,không. Chứ hồi trước có lần phải học lập trình NS2 là phần mềm mã nguồn mở, và phải cài cywin trước, phải ngồi nguyên cả ngày cũng không cài xong nổi. Nếu mã nguồn mở nào miễn phí mà cũng thế thì dùng khó chịu lắm. Thà như WinXP đóng gói, cài nhẹ nhàng hơn nhiều. Nhiều khi người ta bảo tiền nào của ấy cũng không sai đâu.
@Le Nhu: k° phải PMMM nào cũng như vậy đâu. NS2 có bộ all-in-one trên Windows, lúc trước mình cài k° gặp vấn đề gì. Với lại NS2 là phần mềm để nghiên cứu, người ta viết ra để sử dụng, chứ họ không có thời gian làm bộ cài đặt thuận tiện, giao diện đẹp hay gì gì nữa.
Sắp tới máy tính giá rẻ tràn ngập thị trường, hẳn Linux sẽ có vị trí nào đó, ít nhất là ở mảng này.