1. Gửi đến một người nhận không cụ thể

Một điều mà những kẻ gửi thư rác thường sử dụng là công nghệ mail merge trong Microsoft Word và một số ứng dụng khác vì chúng biết rằng hầu hết người dùng không nhớ đến tính năng khá cũ này. Nó sẽ tạo ra một văn bản mẫu tự động dùng một danh sách khách hàng để điền vào trường họ tên, số tài khoản ngân hàng hay thẻ tín dụng, cùng một số thông tin cá nhân khác.

Chẳng hạn, khi nhận được một email gửi từ ngân hàng với dòng đầu tiên có ghi “Dear customer” mà không phải là “Dear …” cùng với họ tên của bạn, nhiều khả năng đây là một email lừa đảo. Chúng thường yêu cầu bạn nhấn vào một liên kết để điền thông tin tài khoản hay các thông tin cá nhân. Điều này cũng không có nghĩa là bạn tin vào bất kì một email nào có ghi cụ thể tên của mình một cách máy móc.

2. Chứa những liên kết dài và phức tạp

Nếu không chắc về một email vừa nhận được, hãy di chuyển con trỏ chuột vào các liên kết trong nội dung email đó. Nhớ là đừng nhấn vào liên kết mà chỉ di chuyển con trỏ chuột lên đó. Tiếp theo, hãy nhìn vào khung phía góc dưới bên trái của trình duyệt hay của trình nhận email, bạn sẽ thấy địa chỉ chính xác của liên kết đó.

Hãy xem liên kết thật cẩn thận vì chúng có thể là một trang lừa đảo. Các liên kết này thường rất dài và phức tạp. Ngoài ra, bạn có thể dùng những phần mềm quét liên kết hay các phần mềm bảo mật khác để bảo vệ mình. Nhiều ứng dụng bảo mật có thể quét mọi liên kết và thông báo liên kết đó có an toàn hay không.

3. Chứa tập tin đính kèm

Điểm thường nhận thấy nhất của các email lừa đảo là có chứa tập tin đính kèm. Chỉ cần nhấn mở tập tin đó là máy tính của bạn sẽ bị nhiễm mã độc và kẻ xấu thậm chí có thể chiếm toàn quyền kiểm soát hệ thống của bạn.

Ngay cả khi nhận được email từ đồng nghiệp hay người quen có những tập tin đính kèm mà bạn không biết chúng có an toàn hay không, hãy tải tập tin này và lưu vào ổ cứng, sau đó dùng một chương trình chống vi rút để quét chúng trước khi mở ra.

Theo PC World VN.



Bình luận

  • TTCN (0)