Có một sự phân chia lạ kì là: Android là nền tảng rất phổ biến mặc dù nó không có được nhiều chức năng như iOS khi xét về người dùng cá nhân. Còn với doanh nghiệp, iOS càng thống trị nhiều hơn nữa bởi vì công năng và tính bảo mật của nó trội hơn hẳn. Bạn có thể sử dụng iPad hoặc iPhone làm việc thực sự, an toàn nhưng với điện thoại thông minh và máy tính bảng nền Android thì lại khác.
Có nhiều lí do: Google chưa bao giờ đặt nặng và thực sự nghiêm túc về tính bảo mật và quản lí thiết bị. Nhiều thiết bị Android có giá rẻ, chạy những phiên bản hầu như thực sự rút gọn của Android gọi là AOSP, và mô hình khai thác dữ liệu (datamining) của Google đã dần tạo cho người dùng một thói quen là không trả tiền khi sử dụng ứng dụng (do vậy các nhà phát triển hạn chế đầu tư hơn).
Mô hình kinh doanh của Apple lại khuyến khích những giá trị ngược lại: họ kiếm tiền bằng cách bán ra những sản phẩm thực thụ, bằng cách thu hoa hồng từ sản phẩm mà các nhà phát triển bán ra. Điều này khuyến khích môi trường phát triển, mang lại giá trị thực sự cho người dùng khi bỏ tiền ra mua.
Apple cũng sớm hiển được các quan ngại về bảo mật CNTT và mang đến những ứng dụng rất hấp dẫn như iWork, iMovie, Mail tương thích Exchange và Calendars, có nghĩa là Apple đạt đến được nguồn tiền thực sự. Và họ cứ thế mà hành động theo hướng định sẵn đó.
Cuối cùng, Google có vẻ như quyết định Android nên đi theo cách của Apple, trong khi vẫn tiếp tục giữ thế datamining như bấy lâu, là sức mạnh cốt lõi của toàn bộ mảng kinh doanh của Google (họ biết nhiều thứ về bạn và bán dữ liệu đó cho các nhà làm quảng cáo).
Vì vậy nên phiên bản hệ điều hành Android L sắp tới, chúng ta sẽ thấy 2 yếu tố chính mà Google muốn cải thiện về "chiều sâu" cho Android và cũng muốn cho thế giới thấy họ rất "quan tâm" đến bảo mật, ngoài những mảng mà Android bấy lâu tập trung như mạng xã hội, nghe nhìn và game.
Khi Android bảo mật một cách nhất quán thì doanh nghiệp sẽ theo
Yếu tố thay đổi đầu tiên là Android L sẽ mặc định mã hoá thiết bị. Nhưng đó mới chỉ là khởi đầu. Tại hội nghị I/O hồi tháng 6 rồi, Google nhấn mạnh rằng họ sẽ nhảy vào mảng bảo mật và quản trị. Họ cho thấy cam kết đó bằng cách mua lại vài nhà cũng cấp bảo mật như Divide hồi năm ngoái, đồng thời bỏ hẳn công nghệ bảo mật 3LM có được từ thương vụ Motorola Mobility cách nay vài năm.
iOS đã chứng minh được bảo mật và tính dễ dùng phải đi song song với nhau, miễn là công năng của ứng dụng phải nhất quán, ổn định và hỗ trợ nhiều API. Android còn khiến nhiều chuyên gia bảo mật lo ngại. Vấn đề lớn của Android cũng nằm ở chỗ phần mềm không nhất quán trên các thiết bị khác nhau, và vẫn bị nhiễm những phần mềm độc hại (malware) giống như trên Windows. Có thể vấn đề malware không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng tính nhất quán của ứng dụng trên nhiều thiết bị khác nhau mới thực sự khiến giới quản trị CNTT nhức đầu.
Bằng việc trung hoà giải pháp Knox nhiều lỗi và kiểu phân chia thị trường của Samsung, Google có vẻ như đang tạo ra được một nền tảng bảo mật nhất quán và hệ sinh thái quản lí cho Android mà cho phép giới công nghệ chấp nhận Android rộng rãi hơn. Nếu điều đó xảy ra thì các ứng dụng cũng sẽ theo sau. Microsoft từng nói họ đang phát triển Office cho Android, có nghĩa là đây là lần đầu tiên một bộ ứng dụng văn phòng nghiêm túc xuất hiện trên Android; đó là lĩnh vực kinh doanh cốt lõi mà đến nay chỉ có iOS hỗ trợ mà thôi.
Khi ta có thể quản lí Android được như một hệ sinh thái thì người dùng, các nhà phát triển và những nhà quản trị CNTT đều có lợi
Yếu tố thứ 2 là cần làm cho chính nền tảng Android hợp lí, chặt chẽ hơn.
Google sẽ buộc các nhà sản xuất thiết bị Android sử dụng nhiều dịch vụ của Google hơn và hạn chế sử dụng những dịch vụ tuỳ chỉnh của riêng nhà sản xuất. Nếu được vậy, đây là tín hiệu tốt cho Samsung, HTC... và các thiết bị Android sẽ nhất quán hơn, có khả năng gần như tương tự nhau. Điều này cũng có ích cho doanh thu khai thác dữ liệu datamining của Google và cũng giúp cho người dùng, các nhà phát triển ứng dụng và nhà quản trị "dễ thở" hơn.
Đối xử với Android theo hướng hình thành một hệ sinh thái và rời xa hướng tạo nền tảng cho các nhà sản xuất tự xây dựng theo hướng riêng sẽ giúp cho Google có được sức cộng hưởng rất lớn mà iOS đang có được. Các nhà phát triển có thể tạo ra nhiều ứng dụng phức tạp và ít lo đến vấn đề chúng không chạy được trên nhiều thiết bị khác nhau. Nếu ứng dụng Android có thể làm như ứng dụng iOS làm được thì Android sẽ thực sự đe doạ đến miếng bánh thị phần của iOS.
Tính nhất quán xuyên suốt nền tảng và tính tương thích luôn được đảm bảo sẽ giúp cho doanh nghiệp và nhà quản trị dễ dàng rộng mở cánh cửa tiếp đón Android vào hệ thống kinh doanh chính, không còn đơn thuần là công cụ giao tiếp và duyệt web đơn thuần nữa.
Google cũng cần tìm cách kiếm tiền từ khả năng datamining vì các công ty sẽ không còn giữ kiểu liên lạc và dữ liệu nội bộ sử dụng theo cách cũ xưa nữa. Google đã bỏ quên mô hình datamining từng có trong Google Apps dành cho doanh nghiệp, họ có thể tái khởi động nó lại.
Có thể Android L sẽ là điểm tựa để Google chuyển mình.
Theo PC World VN. Nguồn Infoworld.
Bình luận