Huawei hôm nay 15/10 đã công bố kế hoạch phát triển công nghệ mạng 4G lên đến công nghệ 4.5G tại sự kiện GSMA Mobile 360 Series đang diễn ra tại Dubai, Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất.
Dự kiến sẽ được tung ra vào năm 2016, các kế hoạch của Huawei cho công nghệ 4.5G sẽ đưa truyền thông di động lần đầu tiên bước vào kỉ nguyên Gigabit, và sẽ hướng đến giai đoạn tiếp theo của cuộc cách mạng cho ngành công nghiệp truyền thông để cho phép mọi người có thể tận hưởng một cuộc sống ngày càng thông minh hơn.
Công nghệ 4.5G của Huawei sẽ nhằm cung cấp cho người dùng các video độ phân giải siêu cao (ultra HD), video 3D và công nghệ chiếu hình holographic. Nó sẽ mở ra kỉ nguyên Internet của vạn vật cũng như kiến trúc mạng hướng dịch vụ trước khi công nghệ 5G được thương mại hóa.
Ông Ying Weimin, Chủ tịch bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Mạng Vô tuyến của Huawei phát biểu:“Công nghệ 4G cho phép người dùng kết nối tự do với mọi người, tận hưởng những trải nghiệm băng rộng di động hàng đầu và tải dữ liệu tốc độ cao ở bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào. Trong hai năm tới công nghệ 4.5G sẽ được triển khai mang đến tốc độ nhanh hơn, độ trễ thấp hơn và các tính năng ưu việt hơn so với công nghệ 4G tốt nhất hiện nay. Nó cũng sẽ mở ra một cơ hội khai thác doanh thu mới cho các nhà mạng khi băng rộng di động trở nên ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả hơn”.
Dự kiến sẽ được thương mại hóa vào năm 2016, việc nghiên cứu công nghệ 4.5G Huawei bắt đầu bằng cách theo sát các công bố của tổ chức 3GPP cho LTE và LTE-Advanced. Các hình thức tiêu chuẩn hóa 4.5G là một phần của hoạt động này và dự kiến sẽ được hoàn thành trong công bố 13/14 của 3GPP.
Các tính năng chính của công nghệ 4.5G bao gồm khả năng có độ trễ thấp hơn 10ms, tốc độ tải cao nhất đạt khoảng 6 Gbps và hỗ trợ cho khoảng 100.000 kết nối trong một cây số vuông. Điều này cho thấy những thách thức mới đối với các thiết kế mạng cần để hỗ trợ các kĩ thuật mới về giao diện vô tuyến, phổ tần và kiến trúc. Chúng bao gồm có MIMO (multiple-input and multiple-output) cao hơn, mật độ nhà cung cấp (CA - Carrier Aggregation) lớn, Semi Orthogonal Multiple Access (SOMA), thời gian lập kế hoạch vô tuyến ngắn hơn, việc sử dụng phổ tần chưa được cấp phép, kiến trúc đám mây mạng mở và linh hoạt để hỗ trợ việc triển khai các dịch vụ mới một cách nhanh chóng.
Theo ICTPress.
Bình luận