Từ tháng 7/2013 đến thời điểm bị bắt, Thắng thu lợi hơn 40 triệu đồng.

Cơ quan công an tạm giữ 5 đối tượng, thu giữ gần 2000 phim và hàng nghìn ảnh khiêu dâm.

Vụ thứ nhất: Cơ quan công an làm rõ, sinh viên Nguyễn Công Thắng (SN 1994, ở Nghệ An) đã điều hành trang chơgameonline.... từ tháng 7 năm 2013.

Anh ta bỏ 200.000 đồng ra mua trang này rồi phát triển trang web đen này cho đến nay. Trên trang có hơn 1000 phim có nội dung đồi trụy với gần 700.000 lượt truy cập.

Vụ thứ 2: Công an tạm giữ Vũ Văn Quyền (SN 1994, ở Hải Dương), đang học tại một trung tâm tin học.

Quyền bị xác định đã điều hành trang Xsuon... Trang web này đối tượng mua với giá 100.000 đồng, sau đó phát triển và đến nay lượng truy cập lên đến gần 9 triệu lượt.

Quyền khai đã mua và vận hành trang này từ tháng 10/2013, thu lợi gần 38 triệu đồng.

Vụ thứ 3: Tạm giữ Nguyễn Văn Đông (SN 1992, ở Mê Linh, Hà Nội). Đông khai nhận, đang điều hành trang pexinh... Trang này hoạt động từ tháng 2/2012, với gần 1 triệu lượt truy cập, thu được 15 triệu đồng.

Vụ thứ 4: Hai đối tượng Tạ Quốc Đạt (SN 1996, ở Thanh trì, Hà Nội), và Tạ Hữu Năm (SN 1994, ở Thái Bình, đều là sinh viên hệ đào tạo từ xa của một trường ĐH ở HN) đã bị tạm giữ.

Cả hai điều hành 2 trang wapvietvip.... và trang videosex... 2 trang này do Tạ Hữu Năm quản lí, lượng truy cập là hơn 2 triệu lượt, thu lợi hơn 40 triệuđồng.

Phá vụ bán key phần mềm

Trong một diễn biến khác, PC 50 cho biết, vừa phá vụ bán key phần mềm, xác minh hiềm nghi việc kinh doanh trái phép các mã kích hoạt phần mềm có bản quyền trên mạng internet tại hai trang www.keybanquyen.info và keybanquyen.org.

Kết quả xác minh, cơ quan công an đã xác định được 4 đối tượng Vũ Minh Quân (SN 1988, ở Hưng Yên), Vũ Tuấn Anh (SN 1986, ở Hà Nội), Nguyễn Tiến Dũng (SN 1987,Hà Nội) và Trần Tích Huy (SN 1990, Hà Nội) có hành vi kinh doanh trái phép.

Theo điều tra, tháng 6/2013, Quân tạo lập và quản trị web keybanquyen.org để rao bán, kinh doanh các key phần mềm với xác nhận “phần mềm có bản quyền”.

Tháng 3/2013, Tuấn Anh đã tạo lập và quản trị web site kebanquyen.info để rao bán, kinh doanh các mã kích hoạt phần mềm có bản quyền. Nguồn gốc số key bản quyền trên, cả hai khai đã lấy từ Nguyễn Tiến Dũng và Trần Tích Huy.

Khi gặp khách có nhu cầu, Quân và Tuấn Anh liên lạc với hai người trên để lấy key bản quyền rồi thu lợi từ việc này.

Xác minh tại Công ty Microsoft Việt Nam, được biết, hầu hết số key nêu trên được cung cấp miễn phí cho các dự án phi lợi nhuận của nước ngoài. Đồng thời mỗi key phải đi kèm với một license. Người kinh doanh có số key này mà không cung cấp license là vi phạm quyền kinh doanh của Microsoft.

Microsoft Việt Nam cung cấp, tổng giá trị thực tế của các mã key mà 4 đối tượng đã bán là hơn 9 tỉ đồng.

Để một phần mềm có bản quyền hoạt động, các nhà sản xuất phần mềm thường bán phần mềm kèm theo một bộ mã key và license.

Người dùng có thể lấy phần mềm cài đặt trực tiếp từ nhà phân phối hoặc trên mạng internet để phần mềm hoạt động đầy đủ chức năng khi cài đặt. Các đối tượng nhận thức được việc kinh doanh key là vi phạm nhưng vẫn thực hiện. Cơ quan điều tra cho biết, các đối tượng sẽ bị xử lí hành vi Kinh doanh trái phép, theo điều 159 của BlHS.

Theo VietNamNet.




Bình luận

  • TTCN (0)