Mặc dù mức tăng trưởng hàng năm vẫn tăng so với quý I của năm, nhưng công ty IDC vẫn cho rằng mức tăng này vẫn thấp hơn mức tăng 22% năm 2006. Nguyên nhân là thị trường đang dần chuyển sang những vùng ổn định hơn, và chỉ dừng lại ở việc đổi máy. Phần lớn việc tăng trưởng là do những thị trường mới tác động lên vì ở đó có nhiều người mới đăng ký thuê bao.
Quý vừa qua, Samsung đã đánh bại Motorola và vượt lên ở vị trí thứ 2 trên thị trường toàn cầu sau 4 năm liên tục nằm ở một vị trí.
Shiv K Bakhshi, Giám đốc bộ phận nghiên cứu ĐTDĐ toàn cầu của IDC, nói: "Mặc dù việc chuyển đổi vị trí trong ngành ĐTDĐ có vai trò khá quan trọng nhưng có thể vấn đề lớn nhất xảy ra ở quý II là việc Apple tung ra thị trường iPhone. Ngay cả khi số hàng được chuyển đi bán rất ít, iPhone vẫn gây ra ảnh hưởng khá mạnh tới ngành ĐTDĐ. Nó đã tác động tới mảng thiết kế và giao diện người sử dụng với các hãng ĐTDĐ khác. Mặt khác, nó cũng làm thay đổi mối quan hệ cấu trúc giữa các nhà sản xuất và bán hàng cũng như những nhà cung cấp dịch vụ ĐTDĐ vốn trước đây vẫn kiểm soát ngành này, nhất là ở Mỹ. Ngoài ra, cơn sốt iPhone cũng ảnh hưởng tới các thiết bị ĐTDĐ khác về mặt sở thích và thời trang, thậm chí có thể còn làm nâng giá bán của cả ngành lên. Hiện tại, có vể như nó đã làm tăng giá trị cho tất cả những ĐTDĐ có tính năng tích hợp.”
"Sau nhiều quý liên tục tăng trưởng, Samsung đã thu được lợi nhuận từ những sa sút gần đây của Motorola," Ryan Reith, nhà phân tích nghiên cứu của IDC, Worldwide Mobile Phone Tracker nói. "Dòng ĐTDĐ Samsung Ultra Edition đã cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho thị trường cao cấp mà vẫn duy trì được thiết kế đặc trưng. Phương pháp tiếp cận này đã mang lại lợi ích cho hãng và hãng đang có kế hoạch mở rộng hơn khía cạnh kinh doanh này," Reith nói thêm.
Nokia vẫn dẫn đầu thị trường:
Nokia một lẫn nữa vẫn thể hiện vai trò thủ lĩnh trên thị trường ĐTDĐ trong quý II với tổng số máy bán cao hơn tổng số của 3 hãng kế tiếp cộng lại. Sự tăng trưởng này chủ yếu là do bán chạy ở châu Âu, châu Á. Mặc dù vậy, ở Bắc Mỹ, hãng vẫn phải cạnh tranh nhiều hơn. Đồng thời, Nokia cũng đứng đầu trong mảng ĐTDĐ tích hợp với kỷ lục 13,9 triệu máy được bán, chủ yếu là nhờ việc quảng cáo rất mạnh cho các thiết bị sê ri N và E.
Samsung vượt lên vị trí thứ hai, trước Motorola với 37,4 triệu máy được bán. Hãng thành công với máy Ultra Edition và gần đây là sự ra đời của thiết bị Ultra Special. Nhờ đó, Samsung đã tăng trưởng nhiều về số lượng ở thị trưởng mới.
Motorola là hãng duy nhất tiếp tục bị sa sút trong một năm qua và tính đến hết quý II năm nay, hãng mới bị tụt xuống vị trí thứ 3 với nhiều khó khăn bán hàng ở thị trường châu Á, Trung Đông, châu Phi và thậm chí là châu Âu. Motorola đang cố gắng tìm lại vận may bằng cách thay đổi đội ngũ quản lý, cải tiến sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm và giảm nhân công, nhưng vẫn sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức mới trước khi có thể phục hồi lại được như cũ. Nhưng ở mặt tích cực khác, hãng đã vượt qua được ngưỡng quan trọng là chuyển được 100 triệu máy Razr.
Sony Ericsson đứng ở vị trí thứ 4 trong quý II và tự hào vì có số máy chuyển đi bán tăng cao nhất trong cả năm. Walkman của Sony Ericsson đứng thứ 3 trong quý II và hãng đã công bố thêm hai sản phẩm cầm tay thương hiệu Walkman, W960 và W910, cả hai máy này đều được hy vọng là sẽ được đưa ra thị trường bán vào cuối năm nay. Ngoài ra, Sony Ericsson cũng cho biết kế hoạch nghiên cứu phát triển của mình ở Chennai, Ấn Độ. Động thái này nhằm hỗ trợ thỏa thuận sản xuất với đối tác Flextronics và Foxconn, hai hãng đã có cơ sở sản xuất ở Ấn Độ.
LG Electronics mới đạt kỷ lục về chuyển bán hàng trong quý này, và đang đứng ở vị trí thứ 5, thu hẹp khoảng cách với Sony Ericsson. LG Electronics cũng thông báo mức tăng trưởng quan trọng trong biên độ hoạt động của mình. Một năm trước, biên độ hoạt động của LG Electronics mới chỉ quanh số 0, nhưng chỉ trong vòng 1 năm, LG đã vượt lên mức trên 10%. Mức tăng này là nhờ có những thiết bị tân tiến như Chocolate và enV.
5 nhà sản xuất ĐTDĐ hàng đầu với số ĐT bán ra và thị phần trong quý II-2007 (đơn vị triệu máy) |
|||||
Nhà sản xuất | Số máy bán QII-2007 | Thị phần QII-2007 | Số máy bán QII-2006 | Thị phần QII-2006
| Thay đổi theo năm |
Nokia | 100,8 | 37,0% | 78,4 | 33,4% | 28,6% |
Samsung | 37,4 | 13,7% | 25,2 | 10,7% | 48,4% |
Motorola | 35,5 | 13,0% | 51,9 | 22,1% | (31,6%) |
Sony Ericsson | 24,9 | 9,1% | 15,7 | 6,7% | 58,6% |
LG Electronics | 19,1 | 7,0% | 15,0 | 6,4% | 27.3% |
Others | 55 | 20,2% | 48,5 | 20,7% | 13,4% |
Total | 272,7 | 100,0% | 234,7 | 100,0% | 16,2% |
(Theo TTO)
Bình luận