Vi rút được tìm thấy trong một lớp băng ở dãy núi Selwyn, Canada. Theo các chuyên gia của Viện nghiên cứu San Francisco, vì ở trạng thái đóng băng trong thời gian dài, nên DNA của nó vẫn còn nguyên hình dạng và dễ dàng phân biệt với DNA của tuần lộc.
"Chúng tôi chứng minh được rằng vật liệu di truyền từ vi rút cổ có trong phân của tuần lộc đã được bảo quản đông lạnh ít nhất 7 thế kỉ. Bộ gene DNA nhân bản của một trong những vi rút này đã nhân rộng và lan truyền một cách có hệ thống trong cây", RT dẫn lời Eric Delwar, thành viên của nhóm nghiên cứu, cho hay.
Bằng cách "hồi sinh" này, nhóm chuyên gia nhận thấy rằng vi rút vẫn có khả năng lây nhiễm qua nhiều thế kỉ. Trong khi đó, ấm lên toàn cầu cũng có thể làm sống lại nhiều vi rút truyền nhiễm khác.
Nghiên cứu vi rút cổ đại trước đây bị giới hạn vì điều kiện bảo quản kém và nồng độ tập trung thấp. Tuy nhiên, nông nghệ gene đang giúp giới khoa học tái tạo lại các loại vi rút cổ xưa và nghiên cứu quá trình tương tác của chúng với thực vật ngày nay.
Trước đó, một loại vi rút khổng lồ có niên đại 30.000 năm tuổi, dưới lớp băng ở Siberia, Nga, từng được "hồi sinh" trong phòng thí nghiệm
Theo VnExpress.
Bình luận