Mọi người dùng laptop cũng đều biết rằng máy sẽ nóng lên chỉ sau vài phút khởi động. Đây không phải là vấn đề quan trọng nếu laptop được để trên bàn, nhưng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe là khá nghiêm trọng nếu đặt laptop trên đùi.

Máy tính để trên đùi, dù trong một khoảng thời gian ngắn, gây tác hại nhiều hơn chúng ta vẫn tưởng. Năm 2002, một lá thư gửi cho tập san chuyên đề về y khoa The Lancet đã kể lại chi tiết trường hợp của một nhà khoa học Thụy Điển 50 tuổi, bị bỏng nặng ở vùng kín của ông sau khi để laptop trên đùi trong vòng một giờ.

Người dùng máy tính là nam giới nên đặc biệt lưu ý điều này, vì một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa nhiệt độ của vùng kín nam giới và sẽ làm giảm lượng “tinh binh”. Nếu ban ngày nhiệt độ trung bình ở vùng kín tăng 1 độ C thì số lượng tinh binh sẽ giảm tới 40%. Với người trẻ tuổi hơn, hậu quả do laptop quá nóng gây ra có thể kéo dài hơn. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở trường ĐH Quốc gia Stony Brook ở New York, nhiệt độ vùng kín của 29 người khỏe mạnh được đo trước và sau khi họ để laptop thông thường trên đùi trong vòng một giờ, và người ta phát hiện nhiệt độ tăng lên trung bình là 2,1 độ C. Thí nghiệm được lặp lại với một chiếc máy tính đang làm việc, và nhiệt độ trung bình tăng thêm 2,8 độ C.

Tiến sĩ Yefim R Sheynkin, chuyên gia đại học Urology cho biết: “Nếu nhiệt độ tăng trong thời gian ngắn và không lặp lại nhiều lần thì không đáng ngại”; tuy nhiên ông cũng cảnh báo rằng nếu lặp lại thường xuyên sẽ làm mất khả năng hồi phục chức năng của tinh hoàn, có nguy cơ tổn thương vĩnh viễn.

Không bộ phận nào của máy tính được thiết kế có tỏa nhiệt, nhưng trên thực tế thì rất nhiều bộ phận lại tỏa nhiệt khi sử dụng do không tận dụng hết năng lượng. Dễ thấy một số bộ phận tỏa nhiệt mạnh như trục quay motor của ổ cứng, nhưng bộ vi xử lý và chip đồ hoạ mới là những bộ phận nóng nhất.

Một PC để bàn với khoảng không rộng bên trong và quạt gió khỏe sẽ tự làm mát máy dễ dàng, nhưng máy tính xách tay nhỏ gọn khó có thể làm được điều đó. Ở laptop, nhiệt được thoát ra khỏi bộ vi xử lý bằng tấm tản nhiệt và được làm mát bởi một chiếc quạt rất nhỏ. Vi xử lý của một laptop hiện nay thường ở khoảng 50 độ C, nhưng nếu để máy làm việc quá tải có thể lên tới 90 độ C. Nếu nhiệt độ không bị kiểm soát thì nguy cơ cháy bộ vi xử lý là rất lớn, vì vậy các máy tính hiện đại có bộ phận cảm biến nhiệt, có thể hạ công suất máy nếu quá nóng.

Dù vậy, làm mát máy tính xách tay hiệu quả không có nghĩa chỉ là giữ cho mỗi bộ phận ở trạng thái nhiệt thích hợp khi hoạt động. Nhiệt phải được phát tán đi đâu đó, và nếu không được thoát ra thì nó sẽ làm nóng các bộ phận bên trong máy, và truyền sang người sử dụng qua các bộ phận tiếp xúc trực tiếp như mặt dưới của laptop, bàn phím hay chỗ để cổ tay. Những máy tính thiết kế tốt có thể giữ nhiệt ở ngoài những vùng này; với một số model, nhiệt còn có thể phát ra ở trục nối giữa màn hình và bàn phím, hay mặt trên của máy, nơi chúng có thể phân tán đi được. Cách đơn giản nhất để tránh tác dụng phụ nguy hiểm này là để máy trên bàn. Nếu bắt buộc phải sử dụng trên đùi, hãy đặt lap trên một khay chuyên dụng, hoặc ít nhất là một tờ tạp chí dày giữa máy và chân của bạn.

Nếu không thể tránh nhiệt phát ra từ laptop, hãy dùng phần mềm để “hạ nhiệt” chúng. Lap top thường đi kèm các phần mềm quản lý năng lượng, cho phép cài đặt chế độ hoạt động của các bộ phận khác nhau, sẽ giúp giảm nhiệt lượng. Nhờ đó, năng lượng pin được bảo toàn bằng cách giảm tố độ vi xử lý và tắt các bộ phận không dùng tới. Đặt bộ xử lý ở chế độ sử dụng năng lượng thấp nhất, cho ổ cứng nghỉ sau vài phút không dùng và để tốc độ quạtở mức trung bình hoặc cao, sẽ làm giảm nhiệt độ của laptop.

Tốc độ xử lý càng cao, nhà sản xuất càng đau đầu tìm cách giảm nhiệt. Ví dụ, tăng tốc độ bus của RAM đồng nghĩa phát sinh thêm một lượng nhiệt đáng kể. Intel đã phát triển bộ nhớ tháo rời được gắn kèm cảm biến, có thể giảm tốc độ xử lý để tiêt kiệm pin và hạ nhiệt.

Dưới đây là những tấm hình từ máy quay camera cảm ứng nhiệt cho biết laptop có thể nóng tới mức nào. Hình đầu tiên là một chiếc laptop sau vài phút được mang vào phòng ấm, hơi đậm màu hơn so với không khí xung quanh do nó vẫn đang dần đạt tới nhiệt độ phòng.

Hình thứ 2 là chiếc máy tính đó sau khi bộ vi xử lý hoạt động với công suất chuẩn trong vài phút (màu của vùng không khí xung quanh đã thay đổi do phạm vi nhiệt độ được thay đổi cho thấy mức nhiệt độ cao hơn). Hãy chú ý bàn tay ở hình 3, nhiệt độ thấp hơn nhiều so với 2 hình còn lại.

 

Phần nóng nhất của laptop này là phần trên của bàn phím và phần giữa của vùng để cổ tay (46,4C), những nơi mà phía dưới là bộ xử lý và cơ cấu làm mát của nó. Mặt đáy, nơi đặt những bộ phận điện tử, cũng khá nóng. Bàn tay ở phía dưới bên phải đang ở nhiệt độ của cơ thể, so sánh với laptop sẽ nhận thấy ngay nó nóng như thế nàoLật laptop lên, nhiệt độ vẫn đang khá cao. Các điểm nóng màu trắng tương đương với những gì nhìn thấy trên bàn phím nhưng ở đây, nhiệt độ đạt tới mức khủng khiếp 50 độ C. Để chiếc laptop ở đây thêm vài phút nữa sẽ có thể dẫn tới cháy hỏng.

Theo Dân trí/Mobilecomputermag



Bình luận

  • TTCN (1)
mptu  325

Cái này đã được cảnh báo lâu rồi, không nên để gần thằng bé, lâu một chút là có thể ốp lếp luôn, chết đấy.