Dưới đây là một vài kịch bản thị trường, công nghệ mà chúng ta có thể dự đoán trước:

Các thiết bị đeo (wearable) đang được đưa vào kinh doanh một cách chậm rãi nhưng chắc chắn. Hãng nghiên cứu công nghệ và thị trường Forrester đã khảo sát 2045 những nhà lãnh đạo trong giới công nghệ để xếp hạng tầm quan trọng của việc xây dựng chiến lược thích hợp hỗ trợ các thiết bị đeo trong vòng 1 năm tới.

Hơn phân nửa câu trả lời cho rằng các thiết bị đeo được ưu tiên, với 32% trong đó cho rằng các thiết bị đeo được “ưu tiên hàng đầu” hay là sản phẩm “có tính quyết định”.

Năm 2015 sẽ là một năm chuyển tiếp khi mà các công ty dẫn đầu trong làng công nghệ thông tin đối mặt với ba kịch bản khác nhau dành cho các thiết bị công nghệ đeo trên người:

Thiết bị đeo dành cho doanh nghiệp: Hầu hết các thiết bị Wearable sẽ là thiết bị của các công ty, được dùng để cải tiến phương thức làm việc. Ví dụ, Ứng cụng ShifftExpert của ClickSoftware sử dụng đồng hồ thông minhSamsung Gear để các nhân viên đánh dấu giờ vào làm, và đăng xuất khi hết ca, tự động nhập dữ liệu vào thời gian biểu, và còn gửi các nghi nhớ nếu nhân viên đi trễ. Hay việc triển khai và hỗ trợ một chuỗi các thiết bị từGoogle Glass cho đến đồng hồ thông minh, rồi đến cả quần áo thông minh sẽ là một thử thách không nhỏ cho các nhà điều hành công nghệ trong năm 2015.

Thiết bị đeo cho nhân viên: Nhân viên chắc chắn sẽ được trải nghiệm thử cuộc sống công sở của mình trên các thiết bị wearable, như đồng hồ thông minh chẳng hạn. Mở rộng hệ thống quản lí thiết bị di động (Mobile device management-MDM) và điều chỉnh chính sách thích nghi với việc tự mang theo các thiết bị wearable mới đến chỗ làm (BYOD) cũng sẽ là một thử thách.

Thiết bị đeo dành cho người tiêu dùng: Các ông trùm công nghệ cũng sẽ được yêu cầu hỗ trợ các thiết bị dành cho khách hàng. Chẳng hạn khi Apple Pay và Apple Watch được tung ra, việc hỗ trợ thanh toán qua NFC tại hệ thống các điểm và phần mềm bán lẻ sẽ là điểm ưu tiên của các doanh nghiệp bán lẻ. Thiết kế các ứng dụng, mạng lưới, và cung cấp cơ sở hạ tầng cho các thiết bị wearable dành cho người tiêu dùng là một cơ hội tốt cho các công ty công nghệ để trực tiếp góp phần vào việc tăng trưởng lợi nhuận.

Đồng hồ thông minh Apple Watch

Ảnh
Apple Watch tạo ra cuộc chiến wearable

Ngay cả khi các nhà quản trị công nghệ đã chuyển sự chú ý của họ về phía các thiết bị công nghệ đeo trên người thì kế hoạch tham gia vào cuộc chơi của Apple với Apple Watch vào năm 2015 sẽ khiến các hãng công nghệ khác nâng cao cảnh giác và khẩn trương hơn trong việc phát triển định hướng chiến lược.

Apple có sở trường nắm bắt những làn sóng công nghệ mới nổi rất đúng lúc. Hãng công nghệ này chuẩn bị làm điều tương tự đối với các thiết bị đeo cổ tay. Vào năm 2014, 42% người Mỹ dùng mạng Internet đã thể hiện sự thích thú khi mua các thiết bị wearable đeo tay, tăng 38% so với năm 2013, và dẫn đầu trong tất cả các thiết bị công nghệ mang trên các phần khác của cơ thể. FitBit, Jawbone, và Samsung đều khuyến khích sở thích đang nổi này, nhưng đồng hồ Apple Watch có cơ hội tốt nhất để đưa các thiết bị wearable vào danh mục thị trường khổng lồ này.

Tại sao Apple luôn rất thành công trong việc tạo ra danh mục sản phẩm mới như vậy? Lí do là nhờ năng lực xây dựng và mở rộng hệ sinh thái với các đối tác để tạo nên giá trị cho khách hàng.

Hệ sinh thái các thiết bị wearable sẽ được xây dựng bởi không chỉ các nhà bán lẻ công nghệ, mà còn bởi các ngân hàng, nhà bán lẻ, bệnh viên, và các thương hiệu. Ví dụ như ứng dụng của đồng hồ Apple Watch dành cho the W Hotel sẽ cho phép khách hàng làm thủ tục nhận phòng, mở cửa phòng khách sạn, và thanh toán hàng hóa/dịch vụ với Apple Pay. Gần giống như những gì Disney đã làm với thiết bị wearable MagicBand, Apple Watch có thể là một công cụ tái tạo lại các trải nghiệm của khách hàng thông qua kinh nghiệm thiết kế sản phẩm cho các đối tác, và công ty bạn cũng có thể trở thành một trong những đối tác của Apple.

Hướng dẫn “số ” cho thế giới “thật”

Ảnh
Thiết bị đeo chỉ dẫn cho lái xe

Sự ra mắt của Apple Watch không chỉ là xu hướng duy nhất trong năm 2015. Các thiết bị công nghệ đeo trên người sẽ tương tác với mạng lưới Internet of Things để tạo nên những trải nghiệm cho nhân viên công sở và khách hàng (IoT- một viễn cảnh trong đó mọi vật, mọi con vật hoặc con người được cung cấp các định danh và khả năng tự động truyền tải dữ liệu qua mạng lưới mà không cần sự tương tác giữa con người-với-con người hoặc con người-với-máy tính). Smartphone sẽ vẫn cần mật khẩu cá nhân để mở khóa nhưng bằng những cử chỉ, hành động mới như quẹt ngón tay, kí hiệu, phản ứng xúc giác, hay kiểm tra cơ thể. Điều này khiến các thiết bị wearable trở thành một thiết bị chỉ dẫn công nghệ số cho thế giới thật. Có một vài ví dụ như sau:

Kết nối: Công nghệ kết nối đeo cổ tay không cần người mang phải lấy điện thoại ra dùng. Một công ty khởi nghiệp Canada Bionym trong vòng đầu tư đầu tiên (Series A) đã thu về 14 nghìn USD từ các quỹ nhờ vào công nghệ xác thực kết nối Nymi.

Thiết bị này phân tích hình dáng trái tim của từng người để nhận dạng. Nymi có thể được dùng để làm thẻ định danh cấp phép vào phòng hay một tòa nhà, bỏ qua bước nhập mật khẩu trên thiết bị công nghệ số. Điều này sẽ giúp cải tiến các tương tác với khách hàng. Một ứng dụng tham khảo cho Nymi trên hệ thống Saleforce Wear có thể hình dung là đưa thiết bị đeo cho khách hàng VIP ở sòng bạc thay vì cho thẻ hội viên trung thành. Bởi vì người đeo nó luôn được nhân diện, nên sòng bạc có thể chào đón người đó trực tiếp bằng tên thật, chủ động phục vụ đồ uống yêu thích, và thẻ đánh bạc.

Đi lại: Di chuyển cùng smartphone đã trở thành một cuộc cách mạng, nhưng trong vài trường hợp cụ thể, tìm đường mà không dùng tay là rất cần thiết. Giày thông minh Lechal của Ducere và áo choàng thông minh NAVIGATE của Wearable Experiment sử dụng phản ứng xúc giác để đưa ra hướng dẫn định vị qua những tín hiệu tinh vi. Phần bên trái hoặc phải của đôi giày sẽ rung len và cái áo choàng thì sẽ ôm chặt vai trái hoặc phải của bạn để báo bạn biết phải rẽ qua đường khác. Apple Watch cũng hứa hẹn sẽ hoạt động tương tự với các tín hiệu ở cổ tay. Đối với nhân viên, phản ứng xúc giác cho phép họ di chuyển thuận tiện mà không dùng tay, vốn là vấn đề tối quan trọng trong những công việc như kĩ sư ngành dầu và khí đốt- những người làm việc trong môi trường quá nguy hiểm và khó có thể giành thời gian xác định phương hướng.

Thanh toán: Các thiết bị đeo trên người còn hứa hẹn rất nhiều về công nghệ thanh toán trên điện thoại di động. MagicBand của hãng Disney chiếm một chỗ trong số các điểm thanh toán tại các công viên giải trí của hãng. Lễ hội âm nhạc Lollapalooza hiện nay đang sử dụng băng thanh toán đeo cổ tay RFID. Vì lượng người sử dụng Apple Pay ngày càng tăng, Apple Watch sẽ đóng vai trò quan trọng trong thành tích này. Đối với các nhân viên văn phòng (ở căng tin của công ty bạn) và các khách hàng (tại các điểm bán lẻ), thanh toán sẽ là một phần quan trọng trong cơ sở hạ tầng cần phải phát triển và hỗ trợ thêm.

Ảnh
Thử nghiệm Nymi
Ảnh
MagicBand của hãng Disney

Làm việc với doanh nghiệp để chọn thiết bị đeo thích hợp

Kế hoạch cho các thiết bị công nghệ mang trên người cần có sự phối hợp chặt chẽ hơn giữa công ty công nghệ và bộ phận quản lí doanh nghiệp. Các thiết bị wearable liên quan đến một chuỗi các thiết bị khác- đeo trên cổ tay, gắn vào áo quần, trưng diện như một cặp kính thông minh- mỗi thứ đều có những lợi ích riêng của nó.

Trong viễn cảnh dành cho người lao động, công nghệ thông tin phải thấu hiểu tận tình nhu cầu của từng cá nhân, cách họ hoàn thành công việc, và cách hỗ trợ cho việc kinh doanh của công ty. Ở những khía cạnh nào thì các công ty công nghệ có thể chọn được những thiết bị thích hợp. Còn đối với khách hàng, các nhà quản trị công nghệ cần phải theo dõi cách khách hàng tương tác với các thiết bị đeo trên người- mà cụ thể là những cách tạo điều kiện tốt nhất cho các trải nghiệm thực tế có thể nắm bắt tối đa lợi thế của ứng dụng và thiết bị wearable.

Tất cả sẽ trở nên thú vị hơn nhiều khi Apple Watch ra mắt vào đầu năm sau.

Theo PC World VN.




Bình luận

  • TTCN (0)