Theo thông báo từ cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA), ở lần đổ bộ lên bề mặt sao Chổi 67P/Churyumov-Gerasimenko, Philae đã đáp nhầm chỗ, cách khoảng 1 km so với điểm dự định ban đầu là bề mặt của một tảng băng để khóa nó tại một chỗ cho chuyến đi dài quanh Mặt trời.

Theo ESA, đáng buồn là ở lần bật nhảy thứ hai sau khi đáp xuống sao chổi, Philae đã nhảy ngay vào miệng một cái hang nên nó bị hư hỏng các tấm năng lượng mặt trời, cộng với việc thiếu ánh sáng trong hang tối khiến các tấm pin không thể tự sạc lại để duy trì hoạt động.

Vào tối thứ Sáu (14/1), thời điểm trước khi chìm vào giấc ngủ đông (hibernate), Philae đã sử dụng tất cả nguồn năng lượng còn lại để gửi các dữ liệu về Trái đất.

Tuy nhiên, theo quản lí tàu đổ bộ của ESA, Stephan Ulamec, cho biết trong tương lai hoạt động nối thông tin liên lạc lại với Philae là điều có thể. Bởi hiện tại sao Chổi đã vượt qua sao Hỏa, theo tính toán nó sẽ gần với Mặt trời hơn vào tháng 8/2015, có nghĩa nguồn năng lượng ánh sáng sẽ mạnh hơn, hi vọng đủ sạc các tấm pin mặt trời trên Philae để đánh thức nó dậy.

Trong khi đó, bạn đồng hành trong cuộc hành trình kéo dài khoảng 10 năm với Philae là tàu thám hiểm Rosetta vẫn có thể hoạt động và tiếp tục thực hiện sứ mệnh từ Trái đất giao phó. Nó sẽ có nhiệm vụ phân tích sao chổi và chờ những tín hiệu từ Philae nếu nó thức dậy.

Nguồn CNET.




Bình luận

  • TTCN (0)