Tiêu hao năng lượng pin có thể xem là câu chuyện muôn thưở đối với smartphone, và vấn đề này đang dần tệ hơn khi nhiều chức năng cao cấp được đưa lên thiết bị di động. Tuy nhiên, các nhà phát triển đang từng bước giải quyết vấn đề này.
Theo đại diện của Qualcomm thì các nhà mạng viễn thông và người tiêu dùng đã nhận thức được tầm quan trọng của tuổi thọ pin.
Tại hội nghị công nghệ Android AnDevCon mới đây, Qualcomm cho biết "các khảo sát gần đây cho thấy rằng thời lượng pin thực sự là vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng. Vấn đề này còn quan trọng hơn cả chất lượng màn hình và những yếu tố khác".
Việc tăng cường thời lượng pin hiện nay vẫn không bắt kịp được với tốc độ của các bộ xử lí (CPU) và số lượng ngày càng tăng của nhân CPU khiến mọi thứ trở nên phức tạp hơn. Màn hình hiển thị cũng đang dần lớn hơn và có độ phân giải cao hơn, trong khi những chiếc điện thoại di động thì hoạt động liên tục 24 giờ một ngày. Điện thoại mỏng hơn cũng càng làm phức tạp hóa vấn đề pin này. Khi điện thoại càng mỏng, thì pin cũng mỏng hơn.
Đối với các nhà phát triển thì thật khó để biết được có bao nhiêu dung lượng pin sẽ được nhà sản xuất thử nghiệm và đưa vào sản phẩm. Các ứng dụng có thể gặp vấn đề với những thứ như mức sử dụng sóng di động, theo lời đại diện Qualcomm.
Những giải pháp đơn giản như ngắt các kết nối hay nhóm các gói tin (packet) có thể giúp tiết kiệm năng lượng. Mức năng lượng tiêu thụ bởi việc thu/phát sóng là rất lớn.
Mức tiêu thụ năng lượng của các ứng dụng có thể đo lường được. Một trong những cách thông dụng nhất để làm điều đó là sử dụng máy đo công suất Monsoon. Tuy nhiên, dùng Monsoon là một phương pháp đắt đỏ với giá 770 USD.
Theo một nghiên cứu, hầu hết ứng dụng không sử dụng nguồn hệ thống một cách hiệu quả. Những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra vấn đề tiêu hao năng lượng bao gồm việc sử dụng không hiệu quả sóng điện thoại di động và mạng Wi-Fi, khiến bộ xử lí không được nghỉ ngơi, để màn hình sáng quá lâu, và dùng định vị GPS quá nhiều. Những nguồn năng lượng bị phí phạm nhỏ nhặt này dồn lại sẽ tạo ra sự tiêu hao lớn.
Việc truyền dữ liệu liên tục có thể là một vấn đề khác đối với mức tiêu thụ pin, do đó đại diện Qualcomm cho rằng socket giao thức TCP cũng nên được đóng lại khi không dùng đến.
Khi nhắc đến những ứng dụng dùng quá nhiều dữ liệu hay thời gian chiếm dụng CPU thì ứng dụng tìm kiếm củaGoogle được ghi nhận là ứng dụng tiêu thụ năng lượng nhiều nhất.
Theo PC World VN.
Bình luận