Xe nhiệm vụ Curiosity của NASA trên sao Hỏa. Ảnh: NASA.

Một dụng cụ đo đạc được lắp đặt trên chiếc xe robot nhiệm vụ đã đo được một lượng khí metan. Tuy nhiên, nó không thể lí giải được khí sản sinh do địa chất hay do sự biến đổi của các chất hữu cơ trên hành tinh hoặc sao chổi của nó.

“Việc phát hiện khí metan trên khí quyển của sao Hỏa không phải là một lập luận khẳng định sự sống ở đây, nhưng đó là một trong những giả thuyết mà chúng ta cần xem xét”, John Grotzinger, một nhà khoa học trong nhóm Curiosity đã phát biểu tại hội nghị Hiệp hội Địa lí Vật lí Mỹ ở San Francisco.

“Các phân tử hữu cơ hiện diện trong các lớp đất đá cổ xưa trên sao Hỏa cũng không khẳng định được sự sống, nhưng nó là một trong những chất mà bạn sẽ tìm kiếm nếu thực sự đã từng có sự sống ở đây”, ông nói thêm.

Dụng cụ đo đạc đã đo được một lượng khí metan nhiều gấp 10 lần bình thường trong khí quyển và phát hiện các phân tử hữu cơ khác trong bột đá thu thập được từ một đợt khoan thăm dò của chiếc xe nhiệm vụ. Đây là lần phát hiện cụ thể đầu tiên về các chất hữu cơ trên bề mặt sao Hỏa. Các chất hữu cơ này có thể đã được hình thành trên hành tinh này, cũng có thể đã được đưa đến thông qua các mảnh thiên thạch.

“Sự gia tăng đột ngột lượng khí metan, tăng lên rồi giảm xuống, cho thấy phải có một nguồn gốc tương đối cục bộ”, Sushil Atreya, một nhà khoa học trong nhóm điều hành xe nhiệm vụ Curiosity tại Đại học Michigan, Mỹ cho biết, “Có rất nhiều nguyên nhân, có thể là sinh học hoặc phi sinh học, như sự tương tác giữa nước và đá”.

Curiosity là một trong hai robot thăm dò sao Hỏa của NASA, đã hạ cánh xuống miệng núi lửa lớn nhất hành tinh này vào tháng 8/2012 và có nhiệm vụ khám phá khu vực này kể từ đó. Năm ngoái, các cơ quan không gian Hoa Kì báo cáo rằng vùng đất xung quanh miệng núi lửa Gale trên sao Hỏa có di tích của một hồ nước ngọt cổ đại có thể đã là một môi trường sống trong quá khứ xa xôi.

Trong bốn tuần đo đạc, Curiosity cho thấy mức độ khí metan tăng vọt từ khoảng 0,69 phần tỉ tính theo thể tích (ppbv) lên đến 7,2 ppbv. Sự thay đổi đột biến này xảy ra trong vòng 200-300 mét và dưới một km từ nơi lượng khí thấp hơn đã được phát hiện trước đó.

Hướng gió đã chỉ ra nguồn gốc dòng khí nằm về phía bắc nơi chiếc xe đang làm nhiệm vụ.

Sự sống đã sản sinh khí metan trên trái đất, tuy nhiên, nhiều quy trình phi sinh học cũng có thể tạo ra khí này.

Lượng khí metan thấp mà Curiosity đo được trước đó có thể được giải thích rằng tia mặt trời đã làm giảm chất hữu cơ tồn dư trên các thiên thạch, NASA cho biết. Nhưng lượng khí metan đột biến sẽ phải xuất phát từ một nguồn bổ sung, nó không phải do tác động từ một sao chổi hoặc thiên thạch nào.

Khoảng thời gian ngắn của lượng khí metan đột biến cho thấy nó không phải được phát ra từ các miệng núi lửa bị mắc kẹt trong băng (thường được gọi là mắt lưới). Nó cũng không xuất phát từ việc giải phóng khí metan từ đất đá trên hành tinh.

Các nhà khoa học của NASA tỏ ra thận trọng về việc đưa ra kết luận, nhưng khẳng định “khí metan sinh học” – dạng khí metan được hình thành từ các vi sinh vật – có thể trả lời cho câu hỏi về sự sống trên sao Hỏa.

Theo Infonet.




Bình luận

  • TTCN (0)