TMĐT tại Việt Nam khá đa dạng về hình thức: Sàn giao dịch TMĐT, website bán lẻ, website bán lẻ giảm giá (mua điện tử theo nhóm), website đấu giá trực tuyến, localize e-commerce và dịch vụ.

TMĐT đã phổ biến, nhưng chưa đáng kể khi chỉ khoảng hơn 2 triệu khách hàng so với 35 triệu người dùng Internet và dân số 90 triệu người ở Việt Nam. Nguyên nhân là do thói quen tiêu dùng chưa thay đổi và chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu. Khi triển khai mô hình TMĐT, các khởi nghiệp phải thận trọng khi lựa chọn g khách hàng, đầu tư nâng cao hình ảnh, uy tín thương hiệu thì mới chiếm được lòng tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cải thiện chất lượng dịch vụ, những hỗ trợ kèm theo cũng là cách hữu hiệu để tăng sự tin dùng của khách hàng.

Khi các ông lớn nhập cuộc

Khởi nghiệp trong lĩnh vực TMĐT cần phải có nguồn vốn lớn để trụ vững trên thị trường, tạo dựng thương hiệu và có khách hàng ổn định. Việc gia nhập thị trường thì dễ nhưng để phát triển thì không phải chuyện dễ. Kể cả những lão làng khởi nghiệp Việt như VNG, VC Corp với những dự án nổi tiếng như Vatgia.com. MuaChung , NhomMua, CungMua… cũng gặp rất nhiều khó khăn trên thị trường TMĐT chứ chưa nói đến những trang web nhỏ khác.

Đó là chưa kể tới những ông lớn Internet trên thế giới luôn có tham vọng thâu tóm thị trường TMĐT Việt. Nổi bật nhất phải kể đến là Rocket Internet của Đức với sự tấn công ồ ạt trong nhiều lĩnh vực: Trang bán hàng trực tuyến Lazada, Zalora và Food Panda hay mới đây là dịch vụ Easy Taxi và sàn giao dịch xe trực tuyến Carmudi[TDT2] . Chỉ trong thời gian ngắn, các trang web này đã mang lại nguồn đầu tư trên cả 100 triệu USD từ những Holtzbrinck Ventures, AB Kinnevik, Summit Partners, Tengelmann Group hay Verlinvest.

Không chỉ vậy, từ cuối năm 2013, các công ty TMĐT lớn trên thế giới như Google, eBay, Amazon, Rakuten[TDT3] (Nhật) hay tích cực nhất là Alibaba (Trung Quốc) đang tích cực tìm kiếm cơ hội để hợp tác hay mua lại một đối tác trong nước để nhảy vào thị trường.

Tuy nhiên, không vì thế mà các ý tưởng TMĐT không phát triển. Ngày càng nhiều những ý tưởng táo bạo hơn, gắn với cuộc sống của người Việt hơn ra đời, tập trung vào mảng dịch vụ như hai dự án đã gây được tiếng vang lớn là baolau và vexere, hay một trang web chỉ chuyên bán cá kho Nam Định cũng đã thu hút hàng nghìn khách hàng mà không cần phải tốn quá nhiều tiền vốn. Vì vậy, cánh cổng gia nhập thị trường TMĐT Việt vẫn chưa khép lại với những dự án nhỏ, đặc biệt là dành cho những ý tưởng sáng tạo và những con người đầy khao khát thành công.

Khởi nghiệp TMĐT rất cần những lực đẩy

Các startup Việt được công nhận bởi thế mạnh về tinh thần tự lập, quyết tâm vươn cao. Bên cạnh đó, trình độ của những người khởi nghiệp Việt cũng đã được nâng cao hơn trước. Đây chính là tiền đề để thị trường khởi nghiệp tại Việt Nam hiện nay trở nên sôi động hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, các startup Việt vẫn đang bộc lộ những điểm yếu về yếu tố con người. Các startup Việt thường có xu hướng gia đình hóa công ty. Hơn thế nữa, điểm thua kém của các startup Việt với thế giới là việc đầu tư nghiên cứu thị trường chưa đúng mức, còn mang tính chủ quan.

Chính vì thế, các dự án này cần có những cú hích để đi đúng đường. Hiện nay, hàng chục quỹ đầu tư lớn nhỏ đã tham gia vào hoạt động khởi nghiệp Việt Nam như Dragon Capital (Anh), IDG Ventures, Cyber Agent Ventures (Nhật Bản), Vina Capital, PVNi… không chỉ làm nhiệm vụ là đầu tư mà còn thực hiện các hội thảo, chương trình giao lưu để chia sẻ kinh nghiệm cho các startup Việt.

Bên cạnh đó, các vườn ươm khởi nghiệp cũng đang phát triển dưới nhiều hình thức như X-Incubator, Hatch, Founders Institute hay dự án Silicon Valley… Đây chính là cơ hội không những cho mảng TMĐT mà còn cho giới khởi nghiệp Việt nói chung có thêm động lực và niềm tin để tiếp tục theo đuổi ước mơ của mình.

Theo Lao Động.




Bình luận

  • TTCN (0)