Bài viết dưới đây của một cây bút tờ The Guardian kể về trải nghiệm của anh sau khi bị hỏng chiếc điện thoại của mình:
Trong quá khứ, tôi thường chế giễu những kẻ sống phụ thuộc hoàn toàn vào smartphone. Tôi thấy làm buồn cười với những fan cuồng sếp hàng trước mấy ngày để trở thành người đâu tiên sở hữu 1 chiếc điện thoại.
Tôi mỉa mai những gã cả ngày chỉ cắm đầu vào điện thoại để kiểm tra tin nhắn, thông báo hay chỉ bật máy để nhìn đồng hồ. Tôi đồng ý với những người lên án, chỉ trích những con người “nghiện smartphone”. Quan điểm cá nhân của tôi, chiếc điện thoại chỉ là một thiết bị hữu ích trong cuộc sống hiện nay.
Rồi đến một ngày, chiếc điện thoại gặp vấn đề. Tôi vẫn nhớ rằng, mình định lấy chiếc điện thoại ra chỉ để chụp một quả táo rồi đưa lên trang cá nhân, nhưng màn hình có một vết nứt nhỏ. Vết nứt đó đã giúp chiếc điện thoại của tôi trở thành một cục chặn giấy không hơn không kém. Không thể tin được, bởi chiếc điện thoại này tôi chỉ mới mua được ba tháng.
Việc mất điện thoại làm tôi bắt đầu có những dấu hiệu tâm lí bất ổn, cảm giác như tôi đang trải qua năm giai đoạn của sự đau buồn. Tôi sẽ kể cho các bạn 5 giai đoạn của tôi, để nhỡ đâu, khi gặp vào tình huống giống, bạn sẽ có một sự chuẩn bị tốt hơn để đón nhận nó.
Đầu tiên: Giai đoạn phủ nhận
Giai đoạn này giống như câu chuyện bạn đang ốm nhưng luôn luôn tự trấn an bản thân bằng cách nói với người xung quanh rằng: “Tôi khỏe mà”.
Khi lần đầu tiên phát hiện vết nứt nhỏ trên màn hình, tôi không thể chấp nhận vì bản thân là một người khá cẩn thận. Tôi giữ nó, nói đúng hơn là nâng niu điện thoại. Tôi dán màn hình máy, luôn luôn để nó trong túi áo – không phải túi quần. Vậy tại sao nó có thể nứt được?
Tôi quay ngược lại với câu hỏi và tự trấn an bằng cách khởi động lại chiếc điện thoại hay tháo thẻ SIM ra lau chủi cẩn thận thì vết nứt kia sẽ biến mất. Nhưng thực tế, vết nứt kia là thiệt hại vật lý… Tôi cảm thấy thật lố bịch khi bỏ số tiền lớn ra mua, mới chỉ sử dụng được vài tháng mà nó đã có vấn đề. Và giờ đây, việc hỏng smartphone không phải là một chuyện nhỏ đối với tôi.
Giai đoạn 2: Những cơn thịnh nộ
Nghe có vẻ hơi nực cười, nhưng đúng là thế, tôi bực dọc vì chiếc smartphone của tôi hỏng, thật không công bằng chút nào đối với tôi.
Trước đây, chưa bao giờ tôi làm hỏng một chiếc điện thoại. Tôi không dùng điện thoại trơi trò ném đĩa hay vứt nó như một thứ hàng rẻ tiền tại quán rượu (Tác giả muốn châm biếm một kĩ sư của Apple bỏ quên chiếc iPhone 4 tại một quan bar tại thời điểm chưa phát hành). Đó mới là những kẻ làm điện thoại hỏng chứ không phải tôi. Những điện thoại hỏng thật bất công với tôi.
Gian đoạn 3: Trì hoãn
Lúc này, tôi giống như biết tin mình đang ở ung thư giai đoạn cuối và chỉ có thể sống thêm vài tháng. Tôi nói với những người xung quanh về tình thế của mình, ai cũng có vẻ đồng cảm nhưng chả ai sẵn sàng đưa tôi chiếc điện thoại của họ hoặc thậm chí chả cho tôi một giải pháp để sửa nó…
Gian đoạn 4: Phiền muộn
Sau khi tìm mọi giải pháp có thể, tôi bắt đầu cảm thấy chán nản. Tôi sẽ sống sao đây? Rồi những người theo dõi tôi trên Twitter, Facebook, liệu họ có thấy thiếu đi sự tồn tại của tôi ? Rồi danh bạ điện thoại, email của tôi. Giờ tôi như đang rơi vào trạng thái trầm uất với suy nghĩ rằng, chả ai còn nhớ đến sự có mặt của mình trong thế giới ảo.
Giai đoạn 5: Chấp nhận
Sau một khoảng thời gian, dường như tôi đã chấp nhận mọi thứ, tôi sử dụng bản đồ giấy chứ không phải Google Map, đến các nhà ga để tìm thời gian khởi hành chứ không phải trên một ứng dụng di động và đọc một cuốn sách thay vì online vô bổ trên mạng xã hội.
Tôi cảm thấy giờ mới là chính mình, giao tiếp ở thế giới thực nhiều hơn, tương tác – nói chuyện với mọi người. Và giờ, tôi đồng cảm hơn với những kẻ mà tôi đã từng châm biếm.
Theo Zing.
Bình luận