Các nhà tâm lí học cho rằng phần lớn trong số này đang có nguy cơ bị "mất trí nhớ kĩ thuật số", họ có thể dễ quên đi nhiều sự kiện và những gì đã xảy ra thực.
Với ứng dụng cập nhật trạng thái đa dạng trên các mạng xã hội như Facebook, Twitter, người dùng có thể ghi lại những kỉ niệm và cảm xúc của họ ở bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, gần 1/2 số người được hỏi cảm thấy hoang tưởng, xấu hổ do không viết đúng sự thật so với những gì xảy ra ngoài cuộc sống thực lên mạng trực tuyến, mục đích chỉ để câu like và khiến cuộc sống trở nên thú vị hơn theo cách họ nghĩ.
Tiến sĩ Richard Sherry, nhà tâm lí học lâm sàng và đồng sáng lập viên Hội Neuropsychoanalysis cho hay, thói quen khoe khoang trên các phương tiện truyền thông xã hội là kết quả của sự xói mòn cá tính cá nhân.
Cuộc khảo sát mới thuộc trang web Pencourage cho thấy, 68% tự tạo, phóng đại hay nói dối trên phương tiện truyền thông xã hội. 1 trong 10 người thừa nhận hồi ức của họ về những gì họ viết lại trên mạng xã hội bị bóp méo mập mờ, trở nên hoang tưởng, nhất là với những người trẻ.
Một cuộc khảo sát trước đây của Pencourage cho thấy vấn đề nói dối phổ biến nhất như giả vờ họ ra khi họ ở nhà một mình, mối quan hệ, ngày lễ và sự thành công của sự nghiệp của họ đều mang lí do sợ sự nhàm chán của bài viết và muốn gây cảm giác thú vị hơn những người khác...
Theo Kienthuc.
Bình luận