Samsung có ý định mua lại BlackBerry nhưng đã bị từ chối.

Mới đây, Samsung ngỏ ý muốn mua lại BlackBerry đã khiến cho cổ phiếu của hai hãng này có chút xáo động. Nhưng đến nay, BlackBerry vừa từ chối lời đề nghị này.

Tuy vậy, điều khiến giới công nghệ và người dùng quan tâm là tại sao Samsung lại muốn mua BlackBerry? Có thể câu trả lời là Samsung muốn có một bộ bằng sáng chế hấp dẫn, một nền tảng di dộng mạnh mẽ và thiết kế phần cứng nhiều tiếng tăm của BlackBerry. Dù vậy, đến nay chỉ có một nguyên nhân lớn nhất của nhà sản xuất điện thoại gốc Canada này hấp dẫn được Samsung: bảo mật. Và chuyện bảo mật là cánh cửa chính mở lối cho Samsung tiến được vào thị trường doanh nghiệp đầy giá trị.

Samsung từng công bố dự định dài hơi của họ và bước vào và giành thị phần trong thị trường công nghệ di động dành cho doanh nghiệp. Samsung từng mạnh tay quảng cáo nền tảng bảo mật di động của họ tên là Knox. Vấn đề duy nhất của họ là thiết bị Samsung chạy trên hệ điều hành Android của Google, là nền tảng không tiếng tăm mấy về mặt bảo mật. Nên cho dù Samsung có cố công đưa ra thông điệp bảo mật với người dùng thế nào chăng nữa thì họ không thể thoát ra được cái bóng quá lớn của Google.

Mua lại BlackBerry, cùng với một loạt bằng sáng chế và phát minh về điện thoại, có thể Samsung sẽ thay đổi được chuyện bảo mật. Nếu để đưa ra một lĩnh vực mà BlackBerry chưa thực sự tập trung nhiều thì đó là bảo mật cho chính điện thoại BlackBerry mà thôi. Chúng ta cần nhớ là Tổng thống Mỹ Barack Obama vẫn đang dùng BlackBerry.

Trong khi Apple đã vạch ra lộ trình rất rõ ràng để hướng đến thị trường doanh nghiệp với iPhone và iPad thì các thiết bị nền tảng Android vẫn chưa có dấu hiệu nào rõ rệt trong việc tiến vào thị trường này, cho dù gần đây Apple vẫn chưa thoát ra được vụ ầm ĩ về một số tài khoản iCloud của các ngôi sao điện ảnh bị tấn công. Rõ ràng nếu Samsung có được BlackBerry thì dòng sản phẩm của họ sẽ có bộ mặt rất khác, nhất là vấn đề bảo mật cho thiết bị.

Và nếu Samsung mua được BlackBerry thì kẻ mất ở đây chính là Google và Microsoft. Samsung càng có nhiều thành phần phần mềm độc lập hơn (không thuộc nền tảng Android) thì đối trọng giữa Google và Samsung càng lớn hơn. Ta cần nhớ là Samsung cũng vừa công bố hệ điều hành di động Tizen riêng của hãng này. Và Microsoft một thời từng thống trị thị trường doanh nghiệp, nay đang bị chính bộ "các ứng dụng web" giá rẻ của Google đánh bật và đến nay hãng phần mềm Mỹ vẫn chưa tìm được chỗ đứng nào vững chãi trong thế giới di động.

Theo PC World VN.




Bình luận

  • TTCN (0)