Chủ tịch Omega, ông Stephen Urquhart, khẳng định Apple Watch là một sản phẩm "kém ấn tượng"

Đồng hồ Thụy Sĩ có cần run sợ?

Điệp khúc mà các công ty sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ vẫn thường nhắc đến mỗi khi nói về Apple Watch là chiếc smartwatch này "chưa đủ tinh tế để có thể trở thành bảo vật tồn tại vĩnh cửu giống như đồng hồ Thụy Sĩ". Với doanh số dự đoán vào khoảng 40 triệu chiếc trong năm đầu tiên, sức ép từ Apple Watch đối với thị trường đồng hồ thời trang rõ ràng là rất lớn. Bởi vậy, việc các thương hiệu "Swiss Made" ra tay "đánh phủ đầu" Apple như vậy cũng là không có gì khó hiểu.

Neil Cybart – một nhà phân tích thị trường tại Phố Wall cho rằng quan niệm "Apple Watch sẽ cạnh tranh với đồng hồ Thụy Sĩ về tính sang trọng" đang trở nên quá phổ biến. Theo nhà phân tích này, các nhà sản xuất đồng hồ truyền thống đang cố thuyết phục người dùng (và cũng có vẻ là đang cố-nghĩ một cách thực lòng) rằng Apple Watch không thể so sánh được với đồng hồ Thụy Sĩ về tính trường tồn. Theo họ, Apple gần như chắc chắn sẽ "học" theo các chiêu marketing đến từ quốc gia Tây-Trung Âu này và đưa ra những chiến dịch marketing có thông điệp dạng như "mua Apple Watch là để có cơ hội để truyền lại cho con cháu một kiệt tác nghệ thuật vĩnh cửu", giống như khi mua Omega hoặc Rado vậy.

"Thảo luận về giá cả trong bối cảnh thị trường tràn ngập các thể loại đồng hồ cao cấp, tôi nghĩ rằng sẽ có nhiều ý kiến cho rằng lí do duy nhất để trả cả ngàn đô la Mỹ cho 1 chiếc Apple Watch là bởi người dùng có thể đeo nó mãi mãi như là một biểu tượng đẳng cấp vậy", ông Cybart khẳng định.

Apple Watch không phải là một "kiệt tác gìn giữ thời gian" như các thương hiệu Thụy Sĩ, nhưng cuối cùng thì người dùng cũng chỉ đeo một chiếc đồng hồ: Việc nhìn nhận chiếc smartwatch đình đám này một cách sai lầm có thể khiến các thương hiệu Thụy Sĩ gặp khó khăn theo cùng một cách Nokia bị iPhone đẩy vào chỗ chết.

Ảnh
Với giá 5000 USD, Apple Watch Edition (sử dụng chất liệu vàng/vàng rose) sẽ cạnh tranh với các sản phẩm của Thụy Sĩ

Đi kèm với quan niệm đó là lí do vì sao các công ty như Omega, Rado hay Hublot không cần phải lo lắng một chút nào về Apple Watch:

"Nếu như một chiếc đồng hồ sang trọng truyền thống có thể chịu được thử thách của thời gian và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, Apple Watch sẽ làm thế nào để cạnh tranh được? Ai sẽ trả hàng ngàn đô la để mua một thiết bị không thể chịu được thử thách của thời gian?".

Bài học từ Nokia

Câu trả lời cho bài toán khó này đối với Tim Cook và đồng sự hóa ra lại đơn giản hơn rất nhiều so với những gì bạn nghĩ: Apple Watch thực chất lại... không phải là một chiếc đồng hồ, do đó sẽ không chịu sức ép cạnh tranh từ các điểm mạnh của đồng hồ "Swiss Made" như tính truyền thống, tính trường tồn và sự sang trọng.

Apple Watch không phải là một "kiệt tác gìn giữ thời gian" như các thương hiệu Thụy Sĩ, nhưng cuối cùng thì người dùng cũng chỉ đeo một chiếc đồng hồ: Việc nhìn nhận chiếc smartwatch đình đám này một cách sai lầm có thể khiến các thương hiệu Thụy Sĩ gặp khó khăn theo cùng một cách Nokia bị iPhone đẩy vào chỗ chết.

Ảnh
Apple Watch - Phụ kiện cho iPhone

Cho dù Apple vốn đã mang danh là một công ty phần mềm và phần cứng cao cấp bậc nhất trong giới công nghệ, các sản phẩm của Apple vẫn là sản phẩm dành cho toàn bộ thị trường (không tập trung duy nhất vào một phân khúc người dùng đặc biệt nào cả). Nói cách khác, giờ là lúc để thôi nhìn nhận về Apple Watch với tư cách một chiếc đồng hồ cơ học, thay vào đó cần phải nhìn Apple Watch là một thiết bị điện tử phổ thông. Các thế mạnh của đồng hồ truyền thống sẽ không có ý nghĩa gì với Apple, bởi đơn giản là người dùng không mua các sản phẩm công nghệ để gìn giữ qua hàng chục năm hay để tận hưởng sự sang trọng, cảm giác đẳng cấp gắn với các thương hiệu như Omega, Rado:

"Người dùng sẽ sử dụng Apple Watch vào mục đích liên lạc, theo dõi sức khỏe và luyện tập, thanh toán điện tử - quan điểm rằng Apple Watch chỉ là một tên tuổi mới trên thị trường đồng hồ cao cấp sẽ là hoàn toàn sai lầm".

Apple Watch không phải là một "kiệt tác gìn giữ thời gian" như các thương hiệu Thụy Sĩ, nhưng cuối cùng thì người dùng cũng chỉ đeo một chiếc đồng hồ: Việc nhìn nhận chiếc smartwatch đình đám này một cách sai lầm có thể khiến các thương hiệu Thụy Sĩ gặp khó khăn theo cùng một cách Nokia bị iPhone đẩy vào chỗ chết.

Ảnh
Một thiết bị liên lạc, một phụ kiện luyện tập có khả năng thanh toán điện tử

Theo Cybart, sức hút của Apple Watch đến từ thương hiệu Táo Khuyết: nhiều người sẽ bỏ ra rất nhiều tiền để mua một sản phẩm Apple mà họ có thể đeo trên người. Người ta sẽ coi Apple Watch là một sản phẩm thuộc cùng một loại với iPhone, iPad chứ không phải là sánh ngang với các loại vòng cổ, nhẫn vàng đắt tiền. Chẳng mấy ai nghĩ đến chuyện để iPhone và iPad lại cho thế hệ sau, mà sẽ chỉ coi Apple Watch là một sản phẩm công nghệ không thể thiếu trong hệ sinh thái Apple mà thôi.

Đồng thời, tương tự như với thời trang, công nghệ cũng thay đổi hàng ngày, và đi kèm với sự biến hóa đó là nhu cầu nâng cấp của người dùng. Dù có mua những phiên bản mạ vàng giá vài nghìn đô la của Apple Watch, sớm hay muộn người tiêu dùng cũng sẽ cảm thấy cần phải nâng cấp lên một thế hệ mới để sở hữu sức mạnh xử lí vượt trội và các tính năng vắng mặt trên thế hệ cũ. Ít ai nhận thấy rằng, ước muốn "mới nhất, mạnh nhất" đã trở thành một sức hút mạnh mẽ của riêng ngành công nghệ so với các ngành sản xuất tập trung vào các giá trị đẳng cấp, bền lâu như đồng hồ hoặc trang sức cao cấp.

Ảnh
Đồng hồ Thụy Sĩ vẫn có giá trị riêng nếu biết phát huy thế mạnh của họ

Nền công nghiệp sản xuất đồng hồ của Thụy Sĩ (có lẽ) đã hiểu sai về Apple Watch. Điều này cũng giống như cách mà Nokia đã hiểu sai về iPhone khi chiếc điện thoại thông minh này lần đầu ra mắt. Nokia đã từng chủ quan cho rằng iPhone có pin quá yếu và không đủ bền để thay thế điện thoại Nokia. Nhưng, cuối cùng thì người dùng công nghệ đã quyết định đánh đổi các yếu tố thời lượng pin và độ bền để sở hữu được trải nghiệm đột phá của iPhone (và sau này là smartphone Android). Điện thoại "cục gạch" Nokia chỉ cần sạc 1 tuần 1 lần, nhưng cuối cùng vẫn thất thế trước những chiếc smartphone màn hình cảm ứng đòi hỏi sạc... 1 ngày 1 lần. Yếu tố trải nghiệm người dùng có đủ sức mạnh để người dùng sẵn sàng chấp nhận những điểm yếu trước đó bị coi là vô cùng trầm trọng.

Tất nhiên, chúng ta vẫn còn phải chờ đợi thêm một vài năm nữa mới có thể xác định được liệu Apple có ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp đồng hồ giống như iPhone đã làm với ngành công nghiệp điện thoại hay không. Nhưng, ngay từ khi Apple Watch chưa ra mắt, rất nhiều người dùng vốn không bao giờ đeo đồng hồ truyền thống bỗng dưng muốn mua smartwatch để nhận thông báo mail, Facebook,... một cách dễ dàng hơn. Như vậy, rõ ràng là smartwatch có sở hữu một sức hấp dẫn riêng so với đồng hồ truyền thống: một trải nghiệm hoàn toàn mới.

Ảnh
Sự kết hợp kinh điển của điện thoại Vertu và đồng hồ Thụy Sĩ

Cũng cần phải chỉ ra rằng thị trường đồng hồ cao cấp đến từ Thụy Sĩ vốn đã là một thị trường rất kén khách hàng. Song, cuối cùng thì con người cũng chỉ đeo một chiếc đồng hồ trên tay. Lúc này, lựa chọn những chiếc Rado hoặc Omega có giá khởi điểm 2.000 USD hay lựa chọn phiên bản Apple Watch bằng vàng 24k có giá 5.000 USD hay thậm chí một chiếc Apple Watch thông thường khoảng 500-1000 USD sẽ là lựa chọn giữa một thương hiệu toát lên vẻ sang trọng và một thương hiệu công nghệ cao cấp có trải nghiệm sử dụng hàng ngày hoàn toàn mới lạ, khác biệt. Đây sẽ là lựa chọn giữa "thời trang đẳng cấp" và "thời trang công nghệ".

Khi nghĩ đến kịch bản đó, liệu bạn có dám chắc rằng các nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ không mất thị phần vào tay những chiếc đồng hồ đến từ Apple hoặc Motorola – ngay cả khi "Swiss Watch" và smartwatch gần như chẳng có điểm chung nào cả?

Theo VnReview.




Bình luận

  • TTCN (0)