Dựa trên nghiên cứu vừa được gởi lên Tạp chí nghề nghiệp và tâm lí học, các nhà khoa học đã kết luận rằng: trong các cuộc họp có sự xuất hiện của sếp, nhân viên thường có xu hướng tươi cời và giả tạo cảm xúc tích cực. Ngược lại, trong các cuộc họp chỉ có đồng nghiệp, họ sẽ thể hiện bản thân trung thực hơn với cảm xúc thật hơn.
Người dẫn đầu nghiên cứu, tiến sĩ tâm lí học Jane Shumski Thomas tại Đại học Bắc Carolina cho biết: "Khi người ta cảm thấy an toàn và không có nhiều rủi ro, họ sẽ ít có khả năng làm giả các cảm xúc tích cực.". Trong một thử nghiệm, tiến sĩ Thomas và đồng sự của cô đã chọn ra gần 150 nhân viên làm việc toàn thời gian. Đây là những người phải thường xuyên tham dự các cuộc họp tại nơi làm việc. Những tình nguyện viên này sẽ thực hiện 1 bài khảo sát đánh giá cảm xúc của họ về những cuộc gọp gần đó. Câu hỏi đáng chú ý nhất là "cố ý thực hiện 1 hành động giả để đối phó với những người khác" hoặc "giả tạo 1 tâm trạng tích cực khi tương tác với người khác trong cuộc họp".
Kết quả cho thấy, khi cấp trên của họ có hiện diện trong cuộc họp, cho dù đó là sếp trực tiếp của họ hoặc bất cứ ai có địa vị cao hơn trong tổ chức, các tình nguyện viên đều cho biết rằng họ có xu hướng che giấu những cảm xúc thật trong suốt cuộc họp. Trong 1 thử nghiệm khác với 80 nhân viên thuộc 1 công ty vật liệu xây dựng tại Hoa Kì, các nhà nghiên cứu cũng tìm ra được kết quả tương tự. Trong thí nghiệm này, các tình nguyện viên được yêu cầu điền vào bảng khảo sát thông tin về 5 cuộc họp sẽ diễn ra trong tương lai. Kết quả, các nhân viên này cũng có xu hướng làm giả cảm xúc để gây ấn tượng tốt với cấp trên, từ đó có thêm cơ hội được đề bạt hoặc thăng chức.
Trước kết luận trên của nghiên cứu, phần lớn các nhà quản trị cho biết họ luôn muốn nhận được các thông tin phản hồi một cách chân thật và đầy đủ nhất từ cấp dưới lẫn đồng nghiệp, nhưng những nhân viên có thái độ tiêu cực thường thể hiện nó bằng cách giành lấy quyền tranh luận. Một sự thật thú vị khác, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những nhân viên cố tình giả tạo cảm xúc, lại chính là những người cảm thấy ít hài lòng hơn sau mỗi cuộc họp: "Ngay cả khi hành động của họ thể hiện sự tích cực, nhưng các cảm xúc tiêu cực vẫn còn ẩn chứa trong họ. Họ cảm thấy cuộc sống của họ không thật từ đó dẫn tới ít hài lòng với nó hơn."
Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận rằng người quản trị nên thực hiện "những xung khảo sát". Theo đó, nhân viên của họ có thể trả lời các câu hỏi khảo sát mà không tiết lộ danh tính. Điều này giúp nhà quản trị biết được cảm xúc thật trong nhân viên của họ. Các nhà nghiên cứu cũng đề nghi nhà quản trị có thể tìm kiếm sự trung thực bằng cách tạo điều kiện cho mọi người được phát biểu, chấp nhận ảnh hưởng do có sự xuất hiện của cấp trên và cố gắng chỉ tổ chức họp khi thật sự cần thiết. Tiến sĩ Thomas kết luận: "Người lãnh đạo những công ty lớn thường có xu hướng dành nhiều thời gian cho hội họp hơn bất cứ hoạt động nào khác. Đây là việc làm ngốn nhiều thời gian của con người."
Theo Tinh Tế. Nguồn Nhật báo Phố Wall.
Bình luận