Cho đến bây giờ, Sculley phải thừa nhận rằng đó là một quyết định sai lầm và ông ước mình đã thuê lại Steve Jobs sớm hơn.
“Trong suy nghĩ của tôi, tôi đã luôn muốn nói với Steve Jobs rằng: ‘Tôi muốn giúp anh trở lại với Apple’”, Sculley nói CNNMoney. “Tôi muốn Apple đã thuê lại anh ấy lại sớm hơn”, ông nói thêm.
Sculley đã tự buộc mình phải ra khỏi Apple vào năm 1993 trong một tranh chấp về việc cấp phép cho phần mềm Macintosh với những nhà sản xuất PC khác. Hội đồng quản trị Apple đã nhận thấy những lợi ích khi cho phép các nhà sản xuất máy tính khác sử dụng phần mềm của Apple, nhưng Sculley lại phản đối.
Sau khi “lật đổ” Sculley, cuối cùng Apple cũng kết thúc việc cấp phép phần mềm cho các hãng sản xuất máy tính khác, bởi vì hóa ra đó là một sai lầm lớn. Vào thời điểm Apple thuê lại Steve Jobs vào năm 1997, công ty này đã công bố khoản lỗ khổng lồ.
Sculley đã muốn sửa chữa sai lầm bằng việc đưa Steve Jobs trở lại với Apple sớm hơn trong suốt nhiệm kì của ông. Ông cho rằng Apple đã không “mắc cạn” trong những khủng hoảng trầm trọng vào cuối những năm 1990 nếu làm việc đó sớm hơn.
"Khi Steve quay lại, điều đầu tiên mà ông làm là hủy bỏ việc cấp giấy phép", Sculley nói. "Vào thời điểm đó, chỉ có Steve Jobs mới có thể làm sống lại doanh nghiệp. Tôi không thể làm được những điều như Steve Jobs đã làm".
Sculley cũng hết lời ca ngợi CEO hiện tại của Apple Tim Cook, người mà Sculley nói là "người phù hợp nhất" với công việc này.
Sculley cho rằng việc so sánh Tim Cook với cựu CEO Microsoft Steve Ballmer là không công bằng. Mặc dù cả hai là những người kế nhiệm cho những thiên tài công nghệ cao tại các công ty công nghệ tương ứng, nhưng Cook đã ở băng ghế dự bị cho vị trí này suốt nhiều năm làm việc ở các vị trí nhà thiết kế và kĩ sư của Apple, trong khi Ballmer lại nổi tiếng là một nhà lãnh đạo cứng đầu.
“Tim đã cởi mở với mọi người và gạt bỏ bản ngã sang một bên, đồng thời tuyển mộ những nhân tài chất lượng cao để lấp đầy khoảng trống mà Jobs để lại”, Sculley nói.
Ông cho biết các thay đổi hoàn toàn vượt trội mà Apple làm được trong một thập kỉ qua đã giúp ông không cảm thấy cay đắng. Ông nói rằng ông dành "tình cảm tốt đẹp" cho Apple và ông cảm thấy chiến lược marketing của công ty mà ông là một trong những người tiên phong lập ra đã không thay đổi nhiều trong 30 năm qua.
Tuy nhiên, nếu Sculley là CEO hiện tại của Apple, khi thời thế đã trái ngược với ba thập kỉ trước, một trong những thành tựu nổi tiếng nhất của ông có thể đã không bao giờ xảy ra.
Sculley từng là CEO của Pepsi, sau đó đầu quân Apple năm 1983 theo lời mời của Steve Jobs. Nhưng không lâu sau đó đã xảy ra đấu đá giữa Jobs và Sculley. Tháng giêng 1984, trong lúc Steve Jobs chuẩn bị kế hoạch hất cẳng Sculley khỏi vị trí lãnh đạo thì Scully đã phát hiện, tập họp ban giám đốc để đẩy Jobs ra khỏi vai trò quản trị. Steve Jobs rời khỏi Apple trong cùng năm đó.
Sculley hiện nay là doanh nhân chuyên đầu tư vào công nghệ và tiếp thị, trong đó, ông chuyên đầu tư vào các công ty Internet, bao gồm cả công ty phân tích Zeta Interactive, công ty 800Razors.com và công ty công nghệ y tế MDLive.
Theo Bizlive.
Bình luận