“Chúng tôi thừa nhận rằng mối quan tâm địa chính trị đã tác động đến việc kinh doanh tại các thị trường mới nổi nào đó”, một phát ngôn viên của Cisco nói với Reuters ngày 25/2. Gã khổng lồ về thiết bị hạ tầng mạng Cisco nằm trong số nhiều công ty công nghệ Mỹ lọt vào danh sách tẩy chay từ phía Trung Quốc.
Trong cùng động thái không mua hàng Apple, Cisco, Intel... CGPC cũng phê duyệt hàng ngàn sản phẩm sản xuất trong nước vào danh mục mua sắm, trang Apple Insider cho biết.
Ý kiến nghi ngờ về mối quan ngại liên quan yếu tối địa chính trị nói trên của Cisco cũng nhận được sự đồng tình của báo chí và dư luận phương Tây, theo đó cho rằng Trung Quốc cố tình cấm cửa các công ty nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, với lí do nhằm đảm bảo an toàn cho vấn đề an ninh mạng.
Báo cáo của CGPC cho thấy trong khoảng thời gian 2012 - 2014, Bộ Tài chính Trung Quốc chấp thuận mua thêm 2.000 đơn vị nhãn hàng, nâng tổng số mặt hàng trong danh mục theo đuổi lên 5.000 đơn vị, trong đó, đa phần là các thương hiệu trong nước.
Trong khi đó, số lượng các nhãn hàng nước ngoài giảm tới 1/3. Riêng lĩnh vực các sản phẩm an ninh giảm đi một nửa, chứng kiến sự biến mất của các hãng cung cấp bảo mật như McAfee, Intel hay Citrix.
Đáng chú ý, dù phía Trung Quốc không khẳng định nguyên nhân trực tiếp cho việc tẩy chay các thương hiệu lớn từ Mỹ nhưng việc giảm mua sản phẩm nước ngoài trùng khớp với giai đoạn rò rỉ thông tin Edward Snowden tố giác chương trình gián điệp khổng lồ từ Mỹ của Cơ quan An ninh NSA, Reuters cho biết.
“Sự cố Snowden trở thành một mối quan tâm thực sự, đặc biệt là đối với các nhà lãnh đạo hàng đầu”, Tu Xinquan, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu về WTO thuộc Đại học Kinh tế Quốc tế ở Bắc Kinh nói với Reuters.
“Ở khía cạnh nào đó, chính phủ Mỹ có một số trách nhiệm cho điều này. Mối quan tâm (của Trung Quốc) là có cơ sở” - ông nói.
Theo Thanh Niên.
Bình luận