Nhóm nghiên cứu tại Đại học Bắc Kinh (Trung Quốc) cho biết hố đen này hình thành khoảng 900 triệu năm sau Big Bang, cách Trái đất 12,8 tỉ năm ánh sáng.
Với kích cỡ lớn gấp 12 tỉ lần mặt trời, hố đen kể trên đang đi ngược lại những lí thuyết về tốc độ tăng trưởng vốn được chấp nhận rộng rãi lâu nay.
Giới khoa học đặt câu hỏi rằng tại sao chỉ khoảng gần 1 tỉ năm tuổi, hố đen này lại đạt kích thước lớn như vậy. “Dựa trên những nghiên cứu trước đó, đây là hố đen lớn nhất được tìm thấy trong khoảng thời gian ấy”, Fuyan Bian, Trường khoa Nghiên cứu Thiên văn và Vật lí thiên văn thuộc Đại học Quốc gia Úc (ANU), nói với Reuters hôm 25/2.
“Lí thuyết hiện tại khoanh vùng được giới hạn cho tốc độ phát triển tối đa của một hố đen, nhưng hố đen này là quá lớn đối với lí thuyết đó”, ông nói tiếp.
Dẫu sao, phát hiện mới cũng gợi mở nhiều hướng nghiên cứu về lí thuyết vũ trụ và sự hình thành vũ trụ, NBC News dẫn lời Xue Bing-Wu, nhà thiên văn tại Đại học Bắc Kinh.
Theo Thanh Niên.
Bình luận