Độ mỏng của màn hình này rất ấn tượng, vì các tấm nền TV OLED 55 inch của LG hiện dày tới 4,3mm. Màn hình này nhẹ đến nỗi người ta có thể gắn nó lên tường bằng một miếng nam châm mặt sau, và lúc cần thì có thể tháo ra rất dễ dàng. Tất nhiên đây mới chỉ là một thiết bị mẫu, không phải là một TV hoàn chỉnh.
Thiết bị trên được giới thiệu trong sự kiện do LG tổ chức để nói về công nghệ OLED và những thành tựu của hãng. Tại sự kiện này, trưởng bộ phận sản xuất OLED của LG Display cho rằng OLED là một công nghệ đột phá, và sẽ tác động tới cả nền công nghiệp.
Những ưu điểm của công nghệ OLED so với LCD hay Plasma là rất rõ: nó cho phép các nhà sản xuất tạo ra những màn hình mỏng hơn, thậm chí có thể uốn cong. Nhờ đó ngoài TV hay điện thoại, OLED còn có thể được ứng dụng vào các thiết bị đeo tay. Đây là lí do LG, Samsung và Sony đều đã bỏ nhiều công sức để đầu tư cho công nghệ OLED.
Tuy nhiên, giá thành của TV OLED vẫn rất cao, chủ yếu là vì hiệu suất của các dây chuyền sản xuất quá thấp. Tại sự kiện vừa qua, LG cho biết hãng đã cải thiện đáng kể hiệu suất, đạt mức 80% - là một mức cao so với OLED, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với hiệu suất sản xuất màn LCD. Điều đó có nghĩa là những TV OLED màn hình lớn vẫn sẽ có mức giá "trên trời" trong một vài năm tới.
Trong năm 2015, LG dự kiến sẽ bán ra được 600.000 TV OLED, và năm sau đạt tới doanh số 1,5 triệu chiếc.
Theo VnReview.
Bình luận